Vị vua đầu tiên trong sử Việt lấy vợ phương Tây, nhiều vợ sau cũng là người ngoại quốc

22:14, Thứ ba 16/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Ông được biết tới là vị vua đầu tiên lấy vợ phương Tây, một số người vợ sau cũng là người ngoại quốc, hãy tìm hiểu về cuộc đời của vị vua này nhé!

Đó chính là vua Lê Thần Tông

Lê Thần Tông sinh năm 1607, tên huý là Lê Duy Kỳ, là vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông lên ngôi lần thứ nhất vào năm 1619, khi mới 12 tuổi. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai là Lê Duy Hựu, tức vua Lê Chân Tông, và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi được 6 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi 13 năm, đến khi lâm bệnh và qua đời.

vua

Vua Lê Thần Tông có 6 vợ. Vợ đầu là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, người Việt, các vợ sau là người ngoại quốc nhằm phục vụ mục đích chính trị và giao thương quốc tế. Trong đó, vợ thứ hai người Xiêm (Thái Lan), vợ thứ ba là người Mường, thứ tư là người Trung Quốc và thứ năm là người Lào. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài, linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê - Trịnh, có đoạn cho biết người vợ thứ sáu của vua Lê Thần Tông là cung phi người Hà Lan.

Cuốn Lịch sử cổ và hiện đại Trung Kỳ của giáo sĩ Adrien Lurray có đoạn viết: "Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên. Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung tần, đứng thứ hai sau hoàng hậu". Còn nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier viết trong một tác phẩm rằng bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan và là cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái.

Ngoài ra, vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sử học Charles Robequin trong cuốn Le Thanh Hoa (Xứ Thanh Hóa) cũng đề cập ông Lê Duy Kỳ (tức vua Lê Thần Tông) là người Việt Nam đầu tiên lấy vợ châu Âu.

vua1

Theo các tài liệu, người vợ Hà Lan của vua tên Orona là con gái phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan. Năm 1630, trong chuyến sang Việt Nam, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở Thăng Long. Nghe lời khuyên của bố, bà đã ở lại làm vương phi của vua Lê.

Sáu người vợ của vua Lê Thần Tông sống với nhau rất hòa thuận. Tương truyền, 6 pho tượng nhập thần của 6 người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là do 6 bà chung lòng chung sức bỏ tiền công đức ra làm, với nguyện ước mãi mãi bên nhau.

Trong đó, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên tòa sen còn các bà khác đội vương miện trong tư thế tọa thiền. Mỗi pho tượng thể hiện một nét dung nhan khác nhau và thấy rõ trang phục của mỗi bà đúng theo y phục dân tộc của từng người.

Năm 1959, năm pho tượng vợ vua Lê Thần Tông đã được rước về đền Nhà Lê - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Nhà nước, cách chùa Mật Sơn hơn cây số. Riêng tượng bà Ngọc Trúc được đưa về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: Vua lịch sử