Vị vua Nguyễn nhờ 1 cái ôm mà có được vợ, cuộc đời rẽ hẳn sang trang mới

( PHUNUTODAY ) - Bất chấp tình thế nguy hiểm đang bị lùng bắt, Nguyễn Ánh vẫn lao ra cứu người đẹp. Nhờ vậy mà ông có được vợ, cuộc đời sang trang.

Sử sách ghi lại rằng thời còn bôn ba lánh nạn, Nguyễn Ánh đã có mối duyên rất tình cờ với cô gái xứ cù lao Ông Chưởng.

Sách Việt Nam phong tình cổ lục ghi: Trong những ngày đi lánh nạn, một lần chúa Nguyễn trốn về cù lao Ông Chưởng (rạch Ông Chưởng – An Giang). Do ở nơi khác tới, để tránh tai mắt của triều Tây Sơn nên Nguyễn Ánh đã phải náu mình trong một bụi rậm.

Ở bờ sông gần đó có một cô thôn nữ dịu dàng, xinh đẹp đang lội bắt cá, quần áo lấm lem bùn đất mà không biết có người nhìn theo mình. Khi sự cố xảy ra, cô thôn nữ bị hụt chân nên đã hét lớn. Thấy vậy, Nguyễn Ánh quên mất bản thân mình đang bị lùng bắt, bất chấp nguy hiểm mà lao ra cứu người đẹp.

Cô thôn nữ sau khi được cứu sống thì vô cùng cảm kích nên đã nắm chặt lấy tay Nguyễn Ánh kéo về nhà ngỏ ý muốn… sống chung. Lý do là theo tục lệ ở nơi đây, khi người con gái nào đã bị đàn ông ôm rồi thì buộc phải lấy người đó làm chồng. Cuộc tình duyên bất đắc dĩ nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo, mở ra một đường sống cho chúa Nguyễn.

Từ đó, Nguyễn Ánh “ở ẩn” luôn tại nhà cô thôn nữ, sống bình yên, tận hưởng. Thậm chí, ông còn được cô “vợ nhặt” đi thăm dò, tìm kiếm giúp các cận thần đang lưu tán để tụ họp lại, bàn kế sách tiếp tục sự nghiệp “phục quốc”.

Theo lưu truyền trong dân gian, khi đã lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh – Gia Long đã mất hẳn ký ức về người vợ này.

Ngoài giai thoại nói trên thì có một thuyết khác liên quan đến câu ca dao và chuyện tình của Gia Long với cô gái xứ cù lao Ông Chưởng. Theo đó, Nguyễn Phúc Ánh một thân một mình trốn đến cù lao Ông Chưởng ở vùng Long Xuyên, đóng giả làm một ngư phủ để ẩn thân. Khi chạy đến bờ sông nhưng không có thuyền, lo sợ quân Tây Sơn đuổi phía sau, ông không biết làm sao nên đã ngước lên trời một cách tuyệt vọng thì thấy một bầy quạ và diều hâu bay lượn.

Lúc đó may mắn có một ngư thuyền nhỏ, theo kinh nghiệm thấy khúc sông nào có nhiều chim bay lượn ắt có nhiều cá, liền tìm đến thả lưới đánh bắt. Cũng nhờ chủ nhân của chiếc thuyền ấy mà Nguyễn Ánh được quá gian qua sông để thoát nạn. Lúc thuyền đến giữa sông, bỗng mọi người nghe thấy có tiếng kêu cứu của một cô gái đi trên chiếc xuống vì gặp dòng nước mạnh nên bị lật. Vừa thoát khỏi hiểm nguy lại gặp ngay người trong cảnh cận kề cái chết, Nguyễn Ánh can đảm lội lại gần xuống cứu thiếu nữ. Cô gái ấy tên là Trần Thị Tố Lan, con một nhà Nho trong vùng tên là Trần Đạt. Cảm ngộ ơn cứu mạng, Tố Lan đã đưa Phúc ánh về nhà đãi đằng tạ ơn. Biết ân nhân chỉ có một mình, gia đình cô mới đề nghị gả Tố Lan cho ông làm vợ. Nghĩ rằng chuyện xảy ra có lẽ là duyên trời sắp đặt, định trước lại đang độc thân nên Nguyễn Ánh bằng lòng. Đám cưới được tổ chức tại cù lao Ông Chưởng giữa chúa Nguyễn thất thế với cô gái thường dân có cái tên rất đẹp là Tố Lan.

Vua Gia Long sau khi thu giang sơn về một mối đã rước bà Tố Lan về kinh đô, phong làm Chánh hậu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link