Cơn mưa sao băng đầu tiên trong năm mới mang tên Quadrantid sẽ xuất hiện đêm mùng 3 rạng sáng 4/1/2016.
Theo AccuWeather, mưa sao băng Quadrantid diễn ra từ ngày 1 đến 5/1, nhưng đạt cực đại vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4 với lượng mưa sao băng lên tới khoảng 50-100 vệt một giờ. Thời gian quan sát lý tưởng nhất là 3 giờ sáng 4/1.
Cute Calender cũng cho biết, mưa sao băng Quadrantid là một trận mưa sao băng trên mức trung bình, được tạo nên từ những hạt bụi sót lại của sao chổi 2003 EH1 khi đi qua quỹ đạo Trái đất hằng năm.
Việt Nam đón mưa sao bằng đầu tiên của năm 2016 rạng sáng mai 4/1 |
Tâm điểm của trận mưa sao băng nằm ở khu vực bầu trời gần nhóm sao Bắc Đẩu (Big Dipper) thuộc chòm sao Ursa Major (Chú chó lớn) và ngôi sao sáng Arcturus của chòm sao Bootes (Thợ săn gấu). Người quan sát nên nhìn về hướng trời đông, chọn nơi có ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.
Trận mưa sao băng này được đặt theo tên của một chòm sao cổ mà hiện nay không tồn tại nữa- chòm sao Quadrans Muralis. (tồn tại tới năm 1922, khi IAU công bố danh sách 88 chòm sao như hiện tại).
Chòm sao cổ Quadrans Muralis (mural quadrant) bao gồm một nhóm các sao mờ nằm giữa phần đầu của chòm sao Bootes và đuôi của chòm Gấu lớn Ursa Major, hiện nay đã hoàn toàn bị lãng quên trừ một chuyện đó là tên của nó vẫn được đặt cho một trong 3 trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm (mưa sao băng Quadrantids, cùng với Perseids và Geminids).
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết những người yêu thích thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Quadrantid vào rạng sáng ngày 4/1, từ lúc 2 giờ cho tới khi mặt trời mọc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vị trí sao băng xuất hiện ở phía đông, hơi chếch về phía đông bắc.
Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:
1. Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi quan sát trận mưa này bằng mắt thường sẽ thú vị và chân thực hơn.
2. Khoảng thời gian 1 – 3 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất.
3. Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng. Ngược lại, tốt nhất bạn nên quay về… đi ngủ.
4. Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng. Ánh sáng phát ra sẽ làm giảm độ sáng của sao băng quan sát được.
5. Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.
Độc đáo thú vui chơi đào tiến vua dịp Tết (Xã hội) - (Phunutoday) - Đào tiến vua (hay Thất Thốn) là giống đào có hoa đỏ thẫm, cánh dày đẹp đến nao lòng. Tuy nhiên, rất khó để “ép” cho loại đào này nở đúng dịp Tết. |