sử dụng xe cứu thương và trực thăng để đối phó với tình trạng tắc đường nghiêm trọng ở nước ta hiện nay." />

VN nên trang bị trực thăng, xe cứu thương chống tắc đường

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">sử dụng xe cứu thương và trực thăng để đối phó với tình trạng tắc đường nghiêm trọng ở nước ta hiện nay.

Bộ Giao thông nên học người Nga sử dụng xe cứu thương và trực thăng để đối phó với tình trạng tắc đường nghiêm trọng ở nước ta hiện nay.

[links()]

Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, tắc đường đã trở thành một vấn nạn vô cùng nghiêm trọng khiến chính phủ phải đau đầu. Tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội hay TP.HCM, tắc đường diễn ra hàng ngày và rất nghiêm trọng khiến người dân cũng như các cơ quan chức năng phải rất vất vả tìm cách đối phó.

Mỗi khi đến giờ cao điểm, bất kỳ người nào đang lưu thông trên đường cũng tỏ ra vô cùng lo lắng và cầu mong đường mình đi hôm nay không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng. Chỉ vài tuyến phố cấm xe đi lại phục vụ đại hội nào đó, thế là cả chục nghìn người tắc nghẹn giữa đường trong suốt 2-3 giờ. Một cơn mưa bất thần vào giờ tan ca, Hà Nội hay TP.HCM lại tái diễn cảnh chen lấn. Quả thật, việc mất hàng giờ di chuyển chậm chạp trên những con phố đông đúc, chật chội với đủ các phương tiện giao thông là việc khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi, bực bội và chán nản.
 
Chính vì vậy mà mới đây, rất nhiều người Việt thường xuyên phải chịu cảnh tắc đường đã tỏ ra vô cùng thích thú trước những thông tin về cách đối phó với nạn tắc đường ở Nga. 

 

Dịch vụ cải tiến xe cứu thương thành taxi để được ưu tiên đường, tránh ùn tắc đang nở rộ tại Nga. Ảnh minh họa.
Dịch vụ cải tiến xe cứu thương thành taxi để được ưu tiên đường, tránh ùn tắc đang nở rộ tại Nga. Ảnh minh họa.
 
Ở Nga có một dịch vụ gần đây khá được ưa chuộng là  “taxi xe cứu thương”, với mức phí 6.000 rúp/giờ (khoảng 200 USD). Những chiếc xe cứu thương đã được thay đổi, trang bị nội thất hạng sang, sử dụng còi báo động để được hưởng quyền ưu tiên nhường đường, giúp những người thuê xe (chủ yếu là các doanh nhân giàu có) có thể đi xuyên qua chỗ tắc đường dễ dàng hơn ôtô thông thường.
 
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chuyển sang sử dụng máy bay trực thăng thay vì dùng ô tô để đi làm để tránh tắc đường. Việc này  được cho là để tránh gây phiền toái cho các lái xe, bởi họ phải dẹp đường mỗi lần đoàn xe hộ tống ông Medvedev đi từ dinh thự của mình ngoại ô phía tây Moscow đến trụ sở của Chính Phủ ở trung tâm thành phố.
 
Với những người nhanh nhậy, hai giải pháp này hoàn toàn có thể áp dụng được ở Việt Nam để đối phó với nạn tắc đường. Thậm chí trên các diễn đàn còn có người đề nghị Bộ giao thông nên nhanh chóng nghiên cứu hai phương pháp này để đưa vào sử dụng. Ngoài taxi cứu thương, Bộ giao thông cũng có thể nghiên cứu đưa xe cứu hỏa, xe hộ đê... tham gia giải quyết nạn ùn tắc những khi các phương tiện này không làm nhiệm vụ của nó.
 
Theo đó, nhiều người thấy được những ưu điểm vượt bậc của sử dụng taxi cứu thương, xe cứu hỏa, xe hộ đê và trực thăng nếu được áp dụng.
 
Ưu điểm đầu tiên có thể kể ra là tính thiết thực, việc phát huy hiệu quả nhanh chóng chắc chắn là điều cần thiết với giao thông nước ta hiện nay. So với những biện pháp như thay đổi giờ làm, phân làn...khi thực hiện không đạt được hiệu quả như mong muốn thì người dân có quyền kỳ vọng vào hai biện pháp kể trên nếu như được áp dụng.
 
Đặc biệt, các biện pháp này không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân như các biện pháp thu phí sử dụng đường bộ, hạn chế lưu thông trong giờ cao điểm hay chia ngày chẵn lẻ để lưu thông đã đề xuất hoặc thực hiện trước đây. Chắc chắn những người lựa chọn hai phương thức di chuyển này trong thời gian tới để đối phó với nạn tắc đường sẽ là những người tiên tiến biết quý trọng thời gian và nắm bắt những sự thay đổi phù hợp. 

 

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đi làm bằng máy bay trực thăng.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đi làm bằng máy bay trực thăng.
 
Về vấn đề kinh phí để hai phương pháp này có thể được áp dụng như xây dựng đội taxi cứu thương hay trực thăng "tiêu diệt" tắc đường chắc chắn cũng sẽ không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ vì không nhất thiết phải xin từ ngân sách Nhà nước mà có thể trích từ quỹ bảo trì đường bộ.
 
Trong khi người dân vẫn rất băn khoăn trước việc chi tiêu hợp lý của quỹ bảo trì đường bộ, nếu Bộ Giao thông chi một khoản cho việc áp dụng "taxi cứu thương" và trực thăng để di chuyển nhằm hạn chế tắc đường sẽ là hành động hiệu quả khiến người dân tin tưởng vào sự minh bạch, công bằng và hợp lý trong việc sử dụng quỹ.
 
Hơn nữa, việc áp dụng hai phương pháp này để giảm thiểu ách tắc đồng thời cũng chính là làm hạn chế việc hư hỏng đường do các phương tiện lưu thông không hợp lý.
 
Việc áp dụng biện pháp vừa có hiệu quả thiết thực nhanh chóng vừa mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân quả thật là điều mà Bộ Giao thông nên nghiên cứu và thực hiện.
  • Ngọc Lê
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn