Vỏ chuối có ăn được không?

10:20, Thứ sáu 28/02/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo thói quen khi ăn chuối bạn bóc bỏ vỏ. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không? Vỏ chuối có công dụng nào không? Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu nhé!

Chuối là 1 loại hoa quả phổ biến, rẻ tiền và có quanh năm ở nước ta. Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt đây là đồ ăn vặt ưa thích vì nó làm giảm cảm giác đói, cung cấp 1 lượng năng lượng vừa đủ cho cơ thể. Không như các loại bánh ngọt hay bánh quy, 1 quả chuối không làm ảnh hưởng mấy đến lượng đường trong máu bạn.

Sau khi ăn chuối, bạn đừng vội vứt vỏ chuối vào sọt rác. Giống như vỏ của tất cả các loại hoa quả khoác, vỏ chuối chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế cũng có nhiều loại linh trưởng ăn chuối cả vỏ, và hiện nay nhiều người cũng đã học tập việc đó tuy chưa phổ biến.

vỏ chuối

Các chất trong vỏ chuối

Vỏ chuối rất giàu chất xơ và  kali, nhiều hơn cả trong thịt trái. Những chất này giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn và thậm chí có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Vỏ chuối cũng chứa một chất chống oxy hóa được gọi là lutein, có thể bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mắt. Ngoài ra trong vỏ chuối còn có Norepinephrine và Serotonin.

Norepinephrine: có trong vỏ chuối và cả thịt chuối, nhưng tập trung nhiều ở vỏ. Chất này có tác dụng thúc đẩy phân giải và chuyển hóa chất béo, có trợ giúp lớn cho việc giảm béo. Điều đáng nói là, hàm lượng norepinephrine của chuối xanh cao hơn so với chuối chín.

Serotonin: về mặt y học, serotonin là thành phần cần thiết của thuốc điều trị chứng trầm cảm, tác dụng của nó làm cho tâm tình thư thái, tiêu tan cảm xúc âu lo; nếu áp dụng trong việc làm ốm, lại có tác dụng ức chế thèm ăn và khống chế hấp thu glucid. Hàm lượng của serotonin trong vỏ chuối nhiều nhất.

Trong 1 thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khả năng chống oxy hóa của vỏ chuối. Họ chỉ ra rằng các chất như polyphenol, carotenoids có trong vỏ chuối không chỉ hoạt động như các chất chống oxy hóa, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa đột biến, chống ung thư và bảo vệ tế bào.

Liệu khi đọc đến đây, bạn có định thay đổi thói quen của mình là thử ăn vỏ chuối ? Tất nhiên là vỏ chuối có thể ăn ngay được nhưng phải công nhận là nó chẳng ngon lành gì, hương vị của nó không tuyệt vời như ăn chuối được. Có 1 giải pháp thay thế là bạn có thể nấu vỏ chuối trong 10 phút hoặc lâu hơn, sau đó cho nó vào máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây để làm ra 1 cốc sinh tố vỏ chuối. Ngoài ra ở 1 số địa phương, người ta chiên giòn vỏ chuối hoặc xào chúng, làm thành món đặc sản rất ngon.

vỏ chuối

Một số mẹo nhỏ khác với vỏ chuối:

Điều trị mụn cóc: Cũng đặt mặt trong của vỏ chuối lên các vết mụn để làm mềm, dần dần mụn sẽ bay mất. Sử dụng phương pháp này để chữa trị mụn cóc trên đầu và mặt. Cứ làm như thế nhiều lần, mụn sẽ khỏi và không tát phát.

Chữa ngứa da: Vỏ chuối có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. Kết quả thử nghiệm cho thấy vỏ chuối có thể điều trị rất hiệu quả bệnh hôi chân và nấm da, ngứa do vi khuẩn hoặc các loại nấm gây nên. Bệnh nhân có thể lựa chọn vỏ chuối tươi xát nhiều lần tại vùng ngứa, nấm, hoặc đun thành nước lau rửa, làm nhiều lần mỗi ngày.

Chữa viêm loét miệng: Vỏ chuối khô được gọi là Hỏa Thán Mao, đun sôi lên, cho một ít đường đen uống sẽ giúp chữa viêm loét miệng. Bài thuốc này còn có tác dụng nhuận tràng.

Trị đau răng: Vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn vào nồi, đun với lượng nước thích hợp. Uống hai lần một ngày.

Chữa trĩ và đại tiện ra máu: Nướng hai vỏ chuối, ăn khi nóng.

Trị nứt da tay, da chân: Sau khi rửa sạch chân tay bằng nước nóng, dùng mặt trong của vỏ chuối xát nhiều lần. Nếu vết nứt to, có thể xoa trực tiếp vào vết nứt nhiều lần trong ngày, nó sẽ nhanh chóng lành lại.

Chữa cao huyết áp: Dùng 30 - 60gr vỏ chuối, hầm thành canh uống.

Phòng đột quỵ: Lấy 30gr vỏ chuối tươi hầm thành canh uống thay trà, canh này có tác dụng lưu thông mạch máu, để ngăn ngừa đột quỵ và đau vùng ngực.

Giải rượu: Lấy 60gr vỏ chuối đun lấy nước uống, giúp giải rượu và làm cho đầu tóc tỉnh táo.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự
Từ khóa: