Vịt là món ăn được nhiều người đặc biệt yêu thích, tuy nhiên khi làm thịt vịt, lông măng là nỗi ám ảnh vì nhổ mãi không hết, làm hàng tiếng chưa xong con vịt.
Rắc rối tưởng chừng vô cùng khó khăn có thể giải quyết một cách đơn giản không ngờ. Trước khi thịt vịt, bạn hãy vò 1 nắm lá này và nấu sôi để vặt lông vịt thay cho nước sôi bình thường sẽ giúp nhổ lông vịt siêu nhanh, không dính một cọng lông măng.
Dùng lá đu đủ để nhổ lông vịt
Cách thực hiện:
- Lá đu đủ vò nhỏ, sau đấy cho vào nồi nước, đun sôi.
- Vịt sau khi cắt tiết nhúng qua nước lạnh cho ướt đều lông, da.
- Vớt vịt ra, rưới chút rượu trắng hoặc giấm gạo nên mình vịt, để như thế trong 10 phút.
- Sau khi nước sôi, dùng nước luộc lá đu đủ này để nhúng vịt vào. Chúng ta thường có thói quen nhúng vịt vào nước thật sôi, tức là nước sôi 100 độ C. Tuy nhiên, việc dùng nước quá nóng sẽ làm cho lỗ chân lông của vịt co lại. Trong bước này, bạn chỉ cần nhúng vịt vào nước nóng chừng 40-50 là được, để một vài phút và nhổ thử vài cái lông. Nếu thấy nhổ dễ, bạn vớt ra và tiến hành làm lông vịt.
Khi nhổ lông vịt, bạn cần miết tay sát da, xuôi theo chiều lông mọc để phần lông tơ được làm sạch, nhanh hơn.
Sau khi đã nhổ sạch lông vịt bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt, để khi chế biến món ăn từ vịt sẽ thơm hơn.
Với 1 nắm lá đu đủ bạn sẽ nhổ sạch lông vịt dễ dàng hơn rất nhiều. Sau khi đã nhổ sạch lông vịt bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt, để khi chế biến món ăn từ vịt sẽ thơm hơn. Ngoài mẹo nhổ lông bằng lá đu đủ, các cụ ngày xưa cũng hay dùng lá khế chua hoặc rượu cho vào nước.
Với cách nhổ lông vịt đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông tơ của vịt, ngay cả nàng dâu vụng đến mấy cũng sẽ thành công.
Khử mùi hôi vịt
Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, ắt phau câu. Trong trường hợp muốn giữ lại thì hãy cắt bỏ cục hôi màu vàng phía trên phao câu.
Tiếp đến dùng muối xát quanh mình con vịt, cắt đôi quả chanh chà khắp một lần nữa rồi rửa sạch trước khi chế biến. Sau đó ngâm vịt trong chậu nước lã 20 phút để thịt vịt trắng đẹp. Nếu như luộc vịt thì nên đập dập gừng cho vào nồi nước luộc. Ngoài ra, bạn còn có thể dập gừng hoặc lấy rượu chà khắp thân vịt để khử mùi.
Gợi ý một số món ngon từ vịt
Vịt nướng chao
Vịt rửa sạch với gừng và muối cho bớt hôi rồi chặt miếng to vừa, khứa vài đường trên miếng thịt vịt.
Sau đó ướp vịt với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh chao, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng nước mắm, ít sa tế, 2 muỗng cà phê dầu màu điều, 1 xíu hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ. Trộn đều ướp từ 2-3 tiếng.
Rau sống nhặt rồi rửa sạch. Khế rửa sạch thái nhỏ. Chuối bỏ vỏ, bào mỏng, ngâm vào tô nước có vắt chanh, khi ăn thì lấy ra cho khỏi thâm.
Cà, rốt và củ cải trắng gọt vỏ, thái sợi rồi cho giấm, đường trộn đều cho có vị vừa ăn. Thêm ớt nếu thích.
Bạn có thể nướng vịt bằng lò hay trên bếp than tùy thích. Khi nướng thỉnh thoảng lật để thịt vịt chín đều, không bị cháy. Ngoài ra, cứ vài phút lại quết nước ướp thịt vịt lên cho ngấm thêm gia vị và vịt thơm hơn.
Khi thấy thịt vịt có màu vàng ruộm, hoặc hơi vàng đỏ sậm là vịt nướng chao chín. Bạn cũng có thể chọc thử đũa vào, thấy thịt vịt không chảy nước hồng ra là được.
Vịt om bia
- Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, rửa sạch máu thừa, sau đó để ráo nước. Cho thịt vịt vào nồi, thêm nước vừa ngập thịt vịt, thêm hành lá và vài lát gừng, hoa hồi, lá nguyệt quế. Bật bếp đun với lửa lớn. Sau khi nước sôi thì chuyển sang lửa vừa, đun trong 1 phút. Việc luộc thịt vịt sơ qua như vậy để khử bớt mùi hôi, tanh của thịt vịt. Vớt vịt ra, để riêng.
- Cho thịt vịt vào chảo không có dầu ăn, đảo đến khi thịt vịt hơi sém vàng, như vậy khi om thịt vịt sẽ thơm và giòn hơn. Khi chiên bạn không cần cho dầu vì chính da vịt đã chứa dầu rồi.
- Khi thịt hơi vàng, da săn lại thì đổ bia, lượng bia vừa đủ ngập hết miếng thịt vịt, sau đó vặn lửa lớn và đun sôi.
- Cho đường phèn, nước tương, hắc xì dầu và muối vào, sau khi đun sôi thì nếm thử, khẩu vị của mỗi người khác nhau bên bạn tự điều chỉnh độ mặn ngọt tùy ý.
- Sau khi đun lửa lớn, chuyển sang lửa nhỏ và đun khoảng 30 phút. Sau đó chuyển sang lửa lớn để sốt cạn gần hết, cho vài nhánh tỏi tây cắt khúc còn lại vào xào trong 1 phút là xong. Tắt bếp, cho vịt om bia ra bát rồi ăn nóng với cơm.
- Vịt om bia thơm nức, đậm đà vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng!
Vịt kho gừng
Vịt kho gừng là một món ăn thích hợp thưởng thức vào những ngày thời tiết se se lạnh, gừng sẽ giúp ấm bụng, chắc chắn rằng ai cũng sẽ tấm tắc khen ngon. Vịt kho chung với gừng thì mùi hôi của vịt sẽ biến mất, mùi thơm của gừng lan toả tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thịt vịt kho đậm vị, béo mặn, ăn chung với cơm trắng cực kỳ ngon.
Thịt vịt kho gừng giúp hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hoá, tim mạch, ngoài ra còn giúp hạ huyết áp cho những người bị cao huyết áp do gừng chứa lượngchất chống oxy hóa dồi dào cùng các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng.
Vịt om sấu
Vịt om sấu là một món ăn quen thuộc trên mâm cơm của người miền Bắc. Miếng thịt vịt béo ngậy, mềm thơm kết hợp với vị chua thanh của sấu, ăn hoài không ngán. Đặc biệt, vào những ngày hè thời tiết oi bức thì vịt om sấu sẽ là món ăn giúp giải tỏa cái nóng bức đi mất.
Trong sấu chứa nhiều vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe vào những ngày hè nóng bức. Khi bạn hoạt đồng nhiều thì năng lượng bị tiêu hao dẫn đến mất đi muối khoáng và nước. Sấu sẽ cung cấp chất muối khoáng và nước cho bạn. Món vịt om sấu sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường tiêu hoá và giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, món ăn này còn giúp chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.