Vụ 34 nghìn tỷ, ngành giáo dục định thử lòng dân?

08:48, Thứ ba 22/04/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nhiều người cho rằng con số 34 tỷ đồng chẳng qua là để Bộ Giáo dục thử thách lòng dân có sẵn sàng hết lòng đầu tư cho giáo dục.

Mấy ngày vừa qua bên cạnh việc dịch sởi hoành hành lấy đi sinh mạng của hơn một trăm đứa trẻ, chuyện Chính phủ quyết định rút đăng cai Asiad 2019 thì con số 34.275 tỷ đồng kinh phí cho đề án đổi mới giáo dục cũng là một vấn đề gây xôn xao dư luận.

Trong thời buổi kinh tế còn quá khó khăn như hiện nay, ai cũng biết 34 nghìn tỷ là con số khủng khiếp. Các chuyên gia trong ngành giáo dục thì thi nhau khẳng định là quá quá lãng phí, khó chấp nhận, còn nguời dân thì không tưởng tượng nổi Bộ Giáo dục định chi tiêu thế nào cho hết ngần ấy tiền. 

Ấy vậy mà Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo là ông Nguyễn Vinh Hiển vẫn điềm nhiên cho biết: “Con số 34 ngàn tỷ đồng với chúng ta là to nhưng so với các nước khác thì cũng chưa là gì cả”.

Những tuởng mọi chuyện như vậy là đã an bài, các bậc phụ huynh chỉ còn nuớc hồi hộp chờ sách mới cho con thì ngày 20/4 vừa qua, nguời dân lại đuợc một phen ngã ngửa khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận chính thức đăng đàn khẳng định: Con số 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi mới giáo dục chỉ là một… sơ xuất. 

Mô tả ảnh.
Con số 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi mới giáo dục chỉ là một… sơ xuất

Bộ trưởng Luận cho biết: “Đó là một sơ xuất. Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”.

Ông Bộ trưởng còn giải thích thêm, con số 34 ngàn đồng chỉ là “khái toán”, bên cạnh đó Bộ còn đang “ước tính” sẽ có những dự án trị giá 100 tỷ đồng cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông.

Vậy là chỉ trong vòng chưa đầy một tuần Bộ Giáo Dục đã đưa nguời dân đi hết bất ngờ này, đến bất ngờ khác. 

Đưa ra con số, để các cán bộ cấp dưới ra sức khẳng định về việc nhất thiết phải chi 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi mới giáo dục, rồi vài ngày sau vị tư lệnh ngành lại phẩy tay gạt phắt đi, khẳng định chỉ là sơ suất mà thôi. Đúng là chẳng khác nào chuyện thật như bịa.

Có điều nhiều nguời đa nghi lại không cho rằng bản chất sự việc đơn giản như vậy? 

Đuờng đuờng là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chịu trách nhiệm về mọi hoạt động dậy và học trên cả nuớc, cơ quan của rất nhiều các giáo sư, tiến sĩ,  nơi tập trung những bậc thầy của các vị thầy... làm sao có thể để xảy ra nhầm lẫn trầm trọng đến vậy đuợc?

Hơn nữa số tiền khổng lồ 34.000 tỉ đồng, không phải chỉ được nhắc đến một lần, nó đuợc hẳn "một số nhóm nghiên cứu cùng đưa ra"; được Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển nhắc đi nhắc lại trong một cuộc họp tối quan trọng với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Và theo lẽ thường, trong những truờng hợp ấy, nhầm lẫn khó có thể xảy ra.

Đấy là chưa kể mãi tận 6 ngày sau, khi bão dư luận đã lan đi khắp nơi, Bộ trưởng Luận mới… đính chính và nhận sai sót.

Nguời ta bảo rằng vì Bộ trưởng đang bận công cán ở nước ngoài nên mới đính chính chậm trễ. Thế nhưng trong thời buổi công nghệ thông tin nối liền mọi khoảng cách như hiện nay, vấn đề nóng như vậy Bộ truởng sao có thể không biết đuợc chứ.

Cách đó không lâu, dù đang tháp tùng Chủ tịch nước thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn nắm đuợc thông tin, ngay lập tức gọi điện về trực tiếp chỉ đạo xử lý vấn đề, rồi còn gửi cho cô giáo cắm bản vượt suối bằng túi nilon một tin nhắn cảm ơn đấy thôi.

Vậy nên khi liên kết những chi tiết phù hợp, nhiều người đã đi đến kết luận khẳng định rằng con số 34 tỷ đồng chẳng qua là để Bộ Giáo dục thử thách lòng dân có sẵn sàng hết lòng đầu tư cho giáo dục. Đồng thời kiểm tra năng lực xử lý và thẩm định vấn đề của mọi nguời.

Theo đó vụ việc có thể phát triển theo 2 huớng, nếu nguời dân dù xót xa tiền thuế nhưng vẫn gắng nghe theo lời khuyên của các cụ từ xưa "muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" mà cắn răng đồng ý thì kế hoạch cứ thế mà triển khai, Bộ Giáo dục thoải mái trong việc trang trải chi phí cho cải cách. 

Còn nếu không đuợc đồng ý ngành giáo dục sẽ nghe dân nghiên cứu thêm và tiến hành một số sửa đổi (nhỏ).

Phải hiểu và nên hiểu như vậy bởi với một đề án cải cách giáo dục lớn có ảnh hưởng đến cả một thế hệ, đuợc hẳn "một số nhóm nghiên cứu cùng đưa ra" mà vẫn có "sơ xuất" thì dân hoàn toàn có quyền nghi ngờ những quyết sách trong ngành từ trước tới nay. Mà như vậy thì đâu có đuợc!

Các cụ ngày xưa chẳng có câu "Không thầy đố mày làm nên", đã không nghe các "thầy" định huớng, giờ lại còn nghi ngờ "thầy" nữa thì có mà loạn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Đông