Vụ án “con ruồi trong chai Number 1”: Có một sự thật có thể nhiều người “chưa biết”...

( PHUNUTODAY ) - Vụ án “con ruồi trong chai Number 1”: Có một sự thật có thể nhiều người “chưa biết”...các bạn hãy tìm hiểu để có thể biết thêm nhiều thông tin vô cùng hữu ích!

6

 Các sản phẩm của thương hiệu THP được định giá hàng tỷ đô la

Hôm nay, 8/9/2016, phiên xử phúc thẩm Võ Văn Minh và “Vụ án chai nước có ruồi” đã từng khiến dư luận xôn xao, giờ lại được “khuấy lên” với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều câu “giá như” đầy tiếc nuối đã thốt lên, với những chiều hướng khác nhau. Nhưng, chắc chắn trong câu chuyện này còn có những “góc khuất” mà hẳn nhiều người chưa biết...

Giá như ngày ấy, Tân Hiệp Phát “nhắm mắt” đưa 500 triệu cho Võ Văn Minh thì có lẽ đã không có “cuộc khủng hoảng” khiến doanh nghiệp này phải lao đao trong suốt thời gian qua, với tổng thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

2

 Cuộc chiến của thị trường nước giải khát tại Việt Nam luôn khốc liệt

Giá như ngày ấy, Võ Văn Minh không vì máu tham mà đưa ra yêu sách đòi Tân Hiệp Phát phải “chi” khoản tiền khổng lồ ấy, thì hẳn anh đã không lâm vào vòng lao lý. Nhưng, cuộc sống không tồn tại những sự “giá như” ấy. Bởi mỗi người đều luôn có một lựa chọn cho riêng mình. Võ Văn Minh cần có tiền để “giải quyết” nhiều vấn đề của cuộc sống, và anh ta đã hành động như những gì đã xảy ra. Còn với Tân Hiệp Phát, nếu họ chấp nhận chi ra khoản tiền ấy để mua lấy sự im lặng trong một vụ việc cụ thể, thì hẳn cho đến giờ, họ đã bị “sập tiệm” vì sự o ép từ nhiều phía, theo cùng một “kịch bản”. Nhìn rộng ra, nó cũng chẳng khác mấy “kịch bản” mà trước đó các thương hiệu nước giải khát của Việt Nam như Chương Dương hay Tribeco đã từng bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm một cách gọn gàng.

Khi “khủng hoảng con ruồi” xảy ra, người ta đã chứng kiến một cơn bão khủng hoảng truyền thông lớn chưa từng có với một doanh nghiệp Việt, khi xuất hiện cả làn sóng tẩy chay sản phẩm. Thế nhưng, trong đám đông vẫn có những con người khá tỉnh táo, họ chợt nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ giữa những gì đang xảy ra với Tân Hiệp Phát và những điều mà một số doanh nghiệp Việt Nam đã từng phải trải qua trước đó: Cũng là những “sản phẩm lỗi”, cũng là “cơn bão truyền thông” kích động sự tẩy chay từ phía người tiêu dùng, để rồi cuối cùng các doanh nghiệp ấy phải bán tháo tài sản cho doanh nghiệp nước ngoài – có thể là đối tác mà cũng có thể là đối thủ cạnh tranh; ngậm ngùi nhìn giá trị thương hiệu mà mình đã gầy dựng suốt bao năm giờ được doanh nghiệp nước ngoài khai thác một cách “ngon lành”!

Trong kinh doanh, nhiều khi vẫn xảy ra những câu chuyện như vậy – mà giới kinh tế gia gọi là “cạnh tranh không lành mạnh”, hay là “trò bẩn” nhằm triệt hạ đối thủ để thâu tóm. Có một sự thật chưa được công bố, đó là trước khi “sự cố” xảy ra, Tân Hiệp Phát đã từng từ chối một doanh nghiệp lớn nước ngoài, khi “ông kẹ” này đánh tiếng hỏi mua doanh nghiệp với giá 2 tỷ USD. Nhưng chỉ ít lâu sau khi xảy ra khủng hoảng, cũng doanh nghiệp này đã “hạ giá” xuống chỉ còn 25% - tức chỉ 500 triệu USD!

3

 Võ Văn Minh được dẫn giải đến phiên phúc thẩm sáng ngày 8.9.2016

Nhiều người đã liên tưởng tới một chiến dịch “khổng lồ” trên mạng xã hội đòi tẩy chay Tân Hiệp Phát – điều mà chắc chắn Võ Văn Minh hay bất kỳ người tiêu dùng bình thường nào cũng đều không thể thực hiện được. Vậy thì ai đứng đằng sau “chiến dịch khổng lồ” ấy? Cho tới giờ, kẻ ấy vẫn giấu mặt, nhưng với những người tinh ý thì cũng đã có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của thế lực này – khi sau đó lại tiếp tục xảy ra “sự cố” đối với URC, với nhãn hàng trà xanh C2 và Rồng đỏ bị nhiễm chì. Ở đây, không phải toàn bộ sản phẩm của URC đều bị nhiễm chì, nhưng có vẻ như “ai đó” đã tạo nên một tâm lý trong xã hội là tất cả sản phẩm trà xanh C2 và Rồng đỏ đều là “nguy hiểm”! Thậm chí, cả cơ quan chức năng cũng bị “công kích”, thậm chí còn bị vu khống một cách thiếu căn cứ.

Những ngày gần đây, khi phiên phúc thẩm xét xử Võ Văn Minh sắp diễn ra, trên facebook lại “dậy sóng” với rất nhiều lời chỉ trích Tân Hiệp Phát, kêu gọi sự “đồng cảm” đối với bị cáo Minh. Hẳn không ai dư thời gian và đủ sự “căm giận” với Tân Hiệp Phát để có thể tạo nên “làn sóng” này.

Tất nhiên, Tân Hiệp Phát cũng có “cái dở”, đó là không biết cách ứng xử, tháo gỡ khủng hoảng truyền thông một cách khôn khéo và tinh vi – như nhiều “đại gia” quốc tế khác. Vì thế cho nên đến sát ngày diễn ra phiên phúc thẩm, doanh nghiệp này mới ra thông cáo báo chí để thông tin một số vấn đề trong đó nói đến việc: Tân Hiệp Phát không hề thỏa thuận mà họ chỉ gặp anh Minh để yêu cầu anh này làm quy trình khiếu nại sản phẩm chứ không phải mặc cả tiền bạc.

4

 Vụ Rồng Đỏ C2 nhiễm chì đã làm ngư ... tâm" của người tiêu dùng Việt 

Có thể coi đó là “sai lầm” lớn nhất của Tân Hiệp Phát trong vụ việc này, cũng như một số “sự cố” xảy ra trước đó. Trong kinh nghiệm truyền thông, họ khá “ngây thơ” trước những đối thủ giấu mặt nhưng rất chuyên nghiệp và có chiến thuật “lựa gió bẻ măng”. Xem ra THP cũng chưa có khả năng “chơi bẩn” để đối địch lại với những đối thủ đang trong cơn thèm khát thị phần béo bở, sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn để “hạ sát con mồi”.

Thực tế, trong khoảng thời gian Tân Hiệp Phát khốn đốn, thị phần bị thu hẹp thì đã có doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi khi thị phần tăng trưởng đúng với con số mà Tân Hiệp Phát đã bị mất. Đó là một thực tế thật sự xót xa mà hẳn không người Việt nào mong muốn!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn