Vụ chìm tàu Dìn Ký: Sẽ không xảy ra thảm nạn nếu...

23:46, Thứ hai 23/05/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vụ tai nạn làm chìm tàu du lịch hai tầng Dìn Ký xảy ra tại ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương khiến 16 người chết thương tâm, nhưng 2 ngày trôi qua vẫn chưa đơn vị nào của tỉnh Bình Dương lên tiếng nhận trách nhiệm.

ề việc này, rõ ràng phải xem về trách nhiệm của khâu quản lý và cấp phép. Nếu quản lý chặt, tàu sẽ không bị chìm”...

Đi tìm nguyên nhân để xảy ra tình trạng này, ông Cao Kim Phụng- Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa – Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phụ trách phía Nam cho biết: Tàu của doanh nghiệp Dìn Ký đã từng bị xử phạt, buộc ngừng hoạt động tại bến đậu này nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.

Để xảy ra tình trạng này, ông Phụng cho biết nguyên nhân một phần là do chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với tàu du lịch. Hiện nay, quản lý về mặt vận tải là do ngành giao thông quản lý; còn việc tàu đó có được hoạt động du lịch hay không, hoạt động thế nào lại do ngành du lịch và địa phương quản lý.

Con tàu định mệnh đã nhấn chìm 16 nạn nhân xấu số.
Con tàu định mệnh đã nhấn chìm 16 nạn nhân xấu số vào tối  20/5.

Việc quản lý chồng chéo này dễ dẫn đến việc bỏ sót phương tiện không đảm bảo an toàn và khó quy trách nhiệm nếu để sự cố xảy ra. Ông Phụng cho biết, sau vụ tai nạn ở vịnh Hạ Long (ngày 17.2.2011 làm 12 người chết), hiện Bộ GTVT và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang xây dựng thông tư liên tịch để quản lý tàu thuyền du lịch.

Tìm hiểu về đặc thù hoạt động của tàu du lịch so với tàu vận tải đường thủy thông thường, ông Phạm Minh Nghĩa Cục phó Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết trên Dân Việt: Người đi tàu vận tải không được đứng trên khoang ngắm cảnh, còn tàu du lịch thì khác, tàu vận tải có điểm dừng đỗ được quy định trước, trong khi tàu du lịch nhiều khi lại tùy tiện theo ý khách; số lượng người trên tàu du lịch nhiều hơn tàu vận tải…Vì thế, theo ông Nghĩa, việc phân biệt trong quản lý tàu du lịch phải được sớm thực hiện.

Theo ông Nghĩa, do phương tiện du lịch chở số người nhiều nên việc quản lý, đảm bảo an toàn phải đặt ra yêu cầu cao hơn so với tàu vận tải thông thường. Về bằng cấp của lái tàu, chứng chỉ cứu hộ…của nhân viên phục vụ trên tàu phải được quy định cụ thể.

Ông Nghĩa cho biết thêm, Cục Đường thủy Nội địa đã có kế hoạch phối hợp cùng Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát Giao thông đường thủy tiến hành kiểm tra tất cả tàu du lịch trên toàn quốc. Kế hoạch này đã được làm xong và bắt đầu từ tháng 6, sẽ đi kiểm tra ở tất cả các tỉnh, thành để nắm tình hình chung rồi đưa ra hướng khắc phục những bất cập trong quản lý.

Được biết, đã hai ngày sau khi vụ tai nạn làm chìm tàu du lịch hai tầng Dìn Ký xảy ra tại ấp Bình Thuận, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương khiến 16 người chết, nhưng chưa đơn vị nào của tỉnh Bình Dương lên tiếng nhận trách nhiệm.

Nhận định ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn chìm tàu là do một cơn lốc đột ngột đi qua khiến con tàu bị xô ngã qua một bên và chìm xuống lòng sông Sài Gòn. Tuy nhiên, theo một cán bộ Cục đường sông Việt Nam, tàu BD 0394 (tài xảy ra tai nạn) có chiều dài khoảng 27m, chiều rộng thân tàu 4,5m nhưng chiều cao lên đến gần 6m và được bố trí thành hai tầng, thân tàu bằng gỗ hoàn toàn. “Khi cấp phép cho tàu này hoạt động dịch vụ du lịch thì đơn vị cấp phép đã không lường trước tình huống xảy ra tương tự.

Về phía chủ tàu có biểu hiện cơi nới tàu lên cao hơn. Về nguyên tắc, chiều cao của tàu không vượt quá chiều rộng của thân tàu, hơn nữa đây là tàu gỗ… Khi các cửa bị đóng sẽ tạo nên một tấm chắn gió, vô tình khiến tàu không thể đứng vững giữa gió lớn. Về việc này, rõ ràng phải xem về trách nhiệm của khâu quản lý và cấp phép. Nếu quản lý chặt, tàu sẽ không bị chìm”, cán bộ này nhận định.

Trong khi đó, theo kết quả điều tra ban đầu, tàu BD 0394 đã hết hạn đăng kiểm từ ngày 28/1/2011. "Khi hết hạn đăng kiểm, chủ phương tiện phải là người đầu tiên đưa tàu đi kiểm định. Việc kiểm tra và xử phạt do CSGT và thanh tra giao thông đường thủy thực hiện. Còn trường hợp tàu không được đăng ký kiểm định, tài công không được đào tạo và cấp giấy phép theo quy định thì khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện đó gây ra”, ông Đàm Trọng Cường, phó giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương cho biết trên SGTT.

Cho đến chiều 22/5, trong khi cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang điều tra xác định trách nhiệm và vai trò của các bên liên quan, vẫn chưa một đơn vị nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ việc. 
  • Linh Ngân (tổng hợp)

    [links()]
  • chia sẻ bài viết
    Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
    Tác giả:
    Từ khóa:
    Tin nên đọc