Vua Càn Long sủng ái nhầm 1 người, tin nhầm 1 người, chọn sai 1 người: Đó gồm những ai?

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc đời của mình, ông Long đã cống hiến rất nhiều cho đất nước nhưng cũng có những sai lầm chí mạng mà khi chết đi rồi vẫn để lại gánh nặng cho con cháu.

Càn Long nổi tiếng không chỉ phong lưu, đa tình mà còn là một vị vua sống lâu nhất trong thời cổ đại Trung Quốc. Trong cuộc đời của mình, ông Long đã cống hiến rất nhiều cho đất nước nhưng cũng có những sai lầm chí mạng mà khi chết đi rồi vẫn để lại gánh nặng cho con cháu.

1. Sủng ái nhầm 1 người

Từ trước đến nay, mối tình giữa Lệnh Phi Ngụy Giai thị và vua Càn Long vẫn luôn là một trong những chuyện tình cảm tốn nhiều bút mực nhất thời nhà Thanh. Theo nhiều tiểu thuyết, dã sử, phim, kịch truyền hình, Lệnh Phi luôn là vị phi tần được Càn Long sủng ái, chiều chuộng hết mực. Cuối cùng, Lệnh Phi được thăng lên làm Hoàng quý phi, nhận hết mọi cưng chiều, thiên vị.

Vì Lệnh Phi, Càn Long bỏ mặc tất cả phi tần trong hậu cung, khiến hậu cung lạnh lẽo như chốn lãnh cung.

Vì Lệnh Phi, Càn Long bỏ mặc tất cả phi tần trong hậu cung, khiến hậu cung lạnh lẽo như chốn lãnh cung.

Càn Long rất yêu thích Lệnh Phi, vì nàng mà đã làm ra không ít việc sai lầm, một Lệnh Phi tinh quái, kỳ lạ, khác với tất cả mọi người khiến Càn Long sinh lòng yêu thích vô cùng. Trong vòng 10 năm, Lệnh Phi sinh cho Càn Long 6 đứa con, trong đó có 4 nam, 2 nữ. Từ tần suất sinh con của Lệnh Phi, có thể nhìn ra Càn Long đã mê đắm bà thế nào.

Vì Lệnh Phi, Càn Long bỏ mặc tất cả phi tần trong hậu cung, khiến hậu cung lạnh lẽo như chốn lãnh cung. Các vị phi tần vì không được sủng ái, nên không thể mang thai Hoàng tử, cho nên con trai của Càn Long rất ít, đến khi Càn Long lập Thái tử cũng bởi thế mà có ít sự lựa chọn.

2. Tin nhầm 1 người

Việc thứ hai là Càn Long tin nhầm Hòa Thân. Nhắc đến Hòa Thân chắc chắn mọi người đều biết Hòa Thân là người có lòng tham không đáy, là vị quan tham trong triều đình nhà Thanh nhưng vẫn ung dung không bị trừng phạt.

Ban đầu khi Hoàng đế sai người đến tư gia của Hòa Thân trưng thu vật phẩm đã không thu được gì, bởi vì Hòa Thân đã giấu tất cả bảo vật bên trong tường nhà. Sau khi phá dỡ tường nhà, người ta mới tìm thấy rất nhiều vàng bạc châu báu, con số lớn vô cùng, đủ để chu cấp ăn mặc ở cho rất nhiều dân chúng Đại Thanh. Lòng tham không đáy của Hòa Thân nói cho cùng cũng là do Càn Long dung túng mà thành.

Hòa Thân có tài nịnh hót, miệng trơn như bôi mỡ, nịnh Càn Long đến mê muội, cho nên Hòa Thân thích gì chỉ cần Càn Long có đều sẽ ban cho ông ta, cũng từ đó mà tạo nên bản chất tham lam của Hòa Thân.

3. Chọn sai 1 người

Lựa chọn sai lầm của Càn Long về người kế vị chính là khởi nguồn khiến cho vương triều Đại Thanh bắt đầu trượt dốc trên con đường suy vong.

Lựa chọn sai lầm của Càn Long về người kế vị chính là khởi nguồn khiến cho vương triều Đại Thanh bắt đầu trượt dốc trên con đường suy vong.

Sau khi làm chủ Trung Nguyên, Thanh triều chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có thể ổn định cục diện, bình định thiên hạ, lại mở ra một giai đoạn thịnh thế kéo dài tới hơn 100 năm trong lịch sử Trung Hoa.

Để có được những thành tựu nói trên, ngoài tài năng của các vị Hoàng đế nổi danh như Khang Hi, Ung Chính hay Càn Long thì việc lựa chọn đúng người kế vị để truyền lại cơ nghiệp cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Bởi lẽ, năng lực và phẩm chất của người kế thừa ngai vàng có liên quan trực tiếp và mật thiết với an nguy xã tắc sau này.

Cũng bởi sự lựa chọn kỹ lưỡng của những bậc tiên đế đi trước nên Thanh triều trong giai đoạn sơ kỳ mới có những vị vua nổi bật, mà tiêu biểu chính là một Ung Chính khét tiếng mạnh tay với tham quan hay một Càn Long có công mở rộng bờ cõi.

Thế nhưng chỉ tiếc rằng tới khi vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh là Càn Long chọn người kế vị, ông lại quyết định truyền ngai vàng cho một người con bị xem là có tư chất tầm thường hơn cả. Bởi vì Càn Long có ít con trai, đến khi chọn Thái tử thì chẳng có mấy người để chọn, cuối cùng ông chọn con trai của Lệnh Phi – vị phi tử được ông sủng ái nhất làm Thái tử. Người đó chính là Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm (sau đổi tên thành Ngung Diễm), tức Gia Khánh đế sau này.

Lựa chọn sai lầm của Càn Long về người kế vị chính là khởi nguồn khiến cho vương triều Đại Thanh bắt đầu trượt dốc trên con đường suy vong. Người này về sau trở thành Gia Khánh đế, trong thời gian Gia Khánh đế tại vị, ông thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đi lệch với phát triển của thời đại. Nhận xét một cách toàn diện thì đây là một vị hoàng đế có tư chất tầm thường, không có gì xuất sắc của nhà Thanh.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link