Vua nào nghi bị vợ ám sát, tạo nên vụ thảm án lớn nhất lịch sử Việt Nam?

( PHUNUTODAY ) - Xoay quanh cái chết của vị vua này còn nhiều điểm khuất tất, cho đến nay còn rất nhiều người bàn tán.

Lê Thái Tông (1423 – 1442), là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê (ở ngôi từ năm 1433 đến 1442) trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Nguyên Long. Ông sinh ra tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.

vua2

Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh. Ông trọng dụng các đại thần chính trực như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt và giáng chức những quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân.

Vua Lê Thái Tổ không lập chính thất. Hai người vợ đầu là bà Trịnh Thần Phi sinh ra người con trưởng là Lê Tư Tề và bà Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra con thứ là Lê Nguyên Long, bà vợ lẽ Phạm Thị Nghiêu không có con.

Năm 1428, đất nước thái bình, vua Lê Thái Tổ phong con thứ Lê Nguyên Long (tức vua Lê Thái Tông) làm lương quận công. Năm 1429, vua lập con trưởng là Lê Tư Tề làm quốc vương và hoàng tử Nguyên Long làm hoàng thái tử.

Theo Đại Việt thông sử, năm 1432, Lê Thái Tổ mắc nhiều bệnh, chính sự nhà nước đều giao cho quốc vương Lê Tư Tề nhưng quốc vương mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tì thiếp, dần dần không hợp ý Lê Thái Tổ.

Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mời người cháu ruột là Lê Khôi, lúc ấy đang trấn thủ Hóa Châu, về triều để bàn lập thái tử. Lê Khôi bàn với vua nên lập hoàng thái tử Nguyên Long. Vua nghe lời và quyết định lập Lê Nguyên Long làm thái tử nối ngôi.

Theo Việt sử giai thoại, lúc mới 15 - 16 tuổi, vua Lê Thái Tông có 5 người vợ chính thức được sắc phong, đó là các bà: Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh, Ngô Thị Ngọc Dao, Lê Ngọc Dao, Lê Nhật Lệ.

Trong đó, bà Dương Thị Bí sinh con trai cả cho vua - hoàng tử Lê Nghi Dân.

Bà Nguyễn Thị Anh sinh ra hoàng tử Lê Bang Cơ (vua Lê Nhân Tông sau này).

Bà Ngô Thị Ngọc Dao sinh ra hoàng tử Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này).

vua3

Án oan thảm khốc

Lịch sử ghi nhận, trong cuộc kháng chiến chống Minh, công lao của Nguyễn Trãi rất lớn. Mọi mưu kế, sách lược kháng chiến của nghĩa quân Lê Lợi đều do Nguyễn Trãi tính toán. Riêng về vấn đề thư từ qua lại với quân địch (ngày nay ta gọi là công tác địch vận), qua tập sách Quân Chung Từ Mệnh Tập của Nguyễn Trãi, học giả đời sau đều tán thán rằng, mỗi bức thư gửi đi có sức mạnh như cả ngàn vạn binh mã. Công lao đến như thế, nhưng khi kháng chiến thành công, nhà Lê thành lập thì Nguyễn Trãi lại dần dần bị triều đình hắt hủi vì ông thẳng tính, không chịu luồn cúi. Gần cuối triều vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi từ quan về sống ở Côn Sơn. Tại đây ông đã viết bài thơ Côn Sơn Ca nổi tiếng.

uy nhiên, khi Lê Thái Tổ băng hà, Lê Thái Tông lên ngôi đã lại trọng dụng Nguyễn Trãi, cử ông làm quan phụ trách việc quân, dân, bạ tịch ở khu vực Đông Bắc. Nhưng cũng không ngờ rằng, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, tai họa lại giáng xuống đầu Nguyễn Trãi. Đại Việt sử ký chép về vụ án Lệ Chi Viên: “Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Lệ Chi huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình, Bắc Ninh) bỗng bị bệnh ác rồi băng. Trước đây vua thích vợ của thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người đẹp, văn chương hay, gọi vào cung cho làm lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền Đông, về đến vườn Lệ Chi, xã Đại Lại trên sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng. Các quan bí mật đưa về, ngày mồng 6 đến kinh sư, nửa đêm đem vào cung mới phát tang. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua”.

Chỉ 12 ngày sau khi vua Thái Tông chết, cả ba đời nhà Nguyễn Trãi cũng bị tru di. Kế đó, đến ngày 9 tháng 9 giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì khi Nguyễn Trãi sắp bị tử hình có nói là hối hận không nghe lời của Thắng và Phúc. Điều khiến hậu thế thương cảm cho Nguyễn Trãi không chỉ vì ông bị oan mà còn vì ông bị chính cái triều đình mà ông góp công dựng nên khép tội. Trong triều đình lúc ấy, những nhân vật quyền thế như Lê Ngân, Lê Sát đều là bạn chiến đấu của ông từ ngày ở hội thề Lũng Nhai năm 1418. Mặc dù thế, không những Nguyễn Trãi mà cả ba họ liên quan đều bị giết theo. Thật là một sự tàn bạo, thảm khốc.

Sách Việt sử giai thoại viết: "Vụ án Lệ Chi Viên là vết nhơ nhục nhã muôn đời vậy. Triều thần bấy giờ chém được Nguyễn Trãi, tru di được tam tộc của Nguyễn Trãi, có biết đâu tên tuổi của Nguyễn Trãi lại đời đời bất diệt với non sông".

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link