Thời gian gần đây, thông tin về việc người chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo gây xôn xao dư luận, khiến người tiêu dùng rất lo lắng, hoang mang, bởi thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến nhất hiện nay.
Chất tạo nạc Salbutamol là gì?
Trao đổi với báo chí, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm β-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.
Họ β-agonist gồm 2 nhóm:
Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine….
Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine (thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1 and β2), Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học.
Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1 - 2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Khi chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm cho máu ở phần thịt nạc dồn lên mỡ phía trên, khiến phần mỡ chuyển sang màu đỏ như thịt nạc. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó”.
Ảnh minh họa |
Chất tạo nạc nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ tại Việt Nam, từ lâu, Salbutamol là chất đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc. Các xét nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác hại nghiêm trọng đối với người tiêu dùng thực phẩm tồn dư Salbutamol. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Salbutamol được dùng để điều trị một số bệnh như: suy tim, hen suyễn, bệnh phổi mãn tính... Theo quy định, loại thuốc này phải được quản lý nghiêm ngặt từ khâu bào chế đến khâu lưu thông. Tuy nhiên, tại các chợ thuốc, bất kỳ ai cũng có thể mua Salbutamol với số lượng không hạn chế và không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ.
Clenbuterol là chất độc chất giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người, là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Clenbuterol trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Khi sử dụng trái phép trong chăn nuôi, người ta thường dùng với liều lượng cao hơn gấp 5-10 lần so với quy định, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc sử dụng thịt lợn có chưa tồn dư chất tạo nạc gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người. Vì người chăn nuôi thường cho heo ăn vào ngày sắp xuất chuồng, nên lượng thất tạo nạc có trong con heo bao nhiêu thì con người sẽ ăn vào bấy nhiêu, gây tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Người ăn chất tạo nạc Sabutamol có trong thịt lợn có nguy hiểm không?
Các chất có trong chất tạo nạc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
“Salbutamol và Clenbutarol đều được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Vì vậy, chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng sẽ hấp thụ bấy nhiêu", GS.TS Thịnh cho biết.
Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa.
Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.
Còn về khả năng gây ung thư, chuyên gia này cho biết: “Hiện vẫn chưa có kết quả chính thức, nhưng việc dùng chất tạo nạc vẫn vô cùng nguy hại cho sức khỏe con người”.
“Cậu bé đứng tè” trở thành biểu tượng sau vụ đánh bom tại Bỉ (Xã hội) - (Phunutoday) - Sau vụ đánh bom kinh hoàng tại Brussel, tấm hình Manneken Pis được người dân thế giới chia sẻ hàng loạt như một lời an ủi, vỗ về gửi đến nước Bỉ. |