Thực phẩm để được bao lâu trong tủ lạnh?

08:00, Thứ ba 15/12/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thực phẩm để trong tủ lạnh là cách bảo quản tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải cứ để trong tủ lạnh là an toàn và giữ được chất dinh dưỡng.

Thực phẩm để tủ lạnh dùng được trong bao lâu?

Mỗi loại thực phẩm lại có một đặc điểm riêng, nên khi bảo quản chúng trong tủ lạnh thì bạn vẫn cần biết thời gian được phép sử dụng an toàn để đảm bảo sức khỏe:

1. Thịt xay, thịt đã sơ chế

Thịt xay hay đã xắt, sơ chế thời gian bảo quản ít hơn vì diện tích tiếp xúc không khí nhiều và rộng, khả năng nhiễm vi khuẩn cao hơn.

Hạn sử dụng của thực phẩm để trong tủ lạnh
 

2. Salat trứng, gà, cá ngừ, mì ống...

Nếu mua đồ hộp làm sẵn thì bảo quản được từ 3-5 ngày sau khi mở hộp. Nếu là đồ ăn tự chế biến thì cần bọc kỹ, bảo quản được từ 2-3 ngày.

3. Xúc xích, hot dogs

Nếu chưa mở bao bì đóng gói, bạn vẫn có thể bảo quản xúc xích theo hạn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì. Tuy nhiên nếu đã mở ra, chúng chỉ dùng tốt nhất trong vòng 1 tuần.

4. Trứng

Đối với trứng mua trong siêu thị hay bên ngoài đi nữa thì quá trình bảo quản cũng chỉ tốt nhất từ 3-5 tuần. Tuỳ theo trước khi bỏ vào tủ lạnh trứng có thật sự tươi và mới hay không. Bạn có thể kiểm tra trứng bằng cách thả trứng vào chậu nước, nếu trứng chìm hẳn chứng tỏ trứng tươi mới.

Hạn sử dụng của thực phẩm để trong tủ lạnh
 

5. Sữa tươi

Sữa là thực phẩm rất dễ hư hỏng từ khi mở bao bì, dù bạn có bảo quản trong tủ lạnh, vì vậy tốt nhất bạn nên nếm thử mùi vị của sữa trước khi dùng nếu phải bảo quản chúng nhiều ngày.

6. Sữa chua – yogurt

Sữa chua đóng hộp đều có hạn sử dụng in trên bao bì, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn được khuyến cáo nên sử dụng tốt nhất 7-10 kể từ ngày sản xuất.

7. Thịt gà tươi

Thịt gà tươi nếu để ở ngăn mát chỉ dùng tốt nhất trong 1-2 ngày, nếu lâu hơn thịt sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu phải bảo quản lâu hơn, nên để chúng vào ngăn đông lạnh, tuy nhiên cách này cũng có hạn chế là thịt sẽ mất chất, nhão và mềm hơn do các tinh thể nước làm đông đã xen kẽ vào thịt.

8. Hamburger, thịt nấu chín, thức ăn còn dư

Đồ ăn nhanh, thức ăn còn dư… nếu bảo quản trong tủ lạnh cũng cần được bọc kín và chỉ được dùng trong vòng 3-4 ngày tuỳ vào mỗi loại thực phẩm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào màu sắc và mùi vị, đây là cách phổ biến để kiểm tra dành cho mọi loại thực phẩm.

9. Thịt heo

Thịt heo nếu mua tại siêu thị được đóng gói kỹ lưỡng sẽ bảo quản được trong thời gian ghi trên bao bì, tuy nhiên nếu đã mở ra thì chỉ nên dùng tốt nhất trong vòng 7 ngày. Với thịt mua ở chợ, bạn cũng bao bọc kỹ, trữ được ở ngăn mát khoảng 2-3 ngày.

Hạn sử dụng của thực phẩm để trong tủ lạnh
 

10. Bơ

Thường vi sinh vật chỉ tấn công vào phần chất béo trong từng lớp bơ, cho nên bơ bảo quản được rất lâu. Nếu thấy bơ bị mốc, bạn dừng bỏ chúng đi mà chỉ cần lấy khăn sạch lau phần mốc đi hoặc lấy dao gọt chúng đi. Bơ nếu để ở ngăn đông lạnh sẽ bảo quản được đến 9 tháng.

11. Piza, các loại bánh mặn, ngọt

Piza và các loại bánh mặn chỉ nên dùng trong vòng 3-4 ngày nếu bảo quản kỹ trong ngăn mát tủ lạnh. Đối với bánh ngọt thì lâu hơn một chút, từ 5-7 ngày tuỳ theo hạn sử dụng ghi trên sản phẩm.

12. Thức ăn của trẻ em 

Nếu như hộp đựng thức ăn trẻ em đã được mở thì bạn không nên lưu trữ trong tủ lạnh lâu hơn quá 3 ngày bởi vì nếu lâu hơn chúng có thể tạo nên mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe của các bé.

Nguyên nhân là do, hầu hết các thức ăn của trẻ thường được cha mẹ lưu trữ và bảo quản trong tủ lạnh bằng bình. Khi cho trẻ ăn, nước bọt của trẻ sẽ tiếp xúc với thành bình và nước bọt này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn khi chúng đã được đặt trở lại trong tủ lạnh.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Bảo quản thực phẩm không đơn giản là chỉ cần cho tất cả vào bên trong tủ lạnh. Hướng dẫn bạn cách bảo quản thực phẩm an toàn và hiệu quả trong chiếc tủ lạnh quen thuộc:

Bước 1: Phân loại những thực phẩm nên và không nên cho vào tủ lạnh

Những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh gồm cà chua, khoai tây và hành tây vì những thự phẩm này có khả năng phát ra ethylene (một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh) gây ảnh hưởng trực tiếp đến những thực phẩm khác trong bảo quản trong tủ lạnh (cà rốt bị đắng, dưa chuột bị vàng…).

Bước 2: Đậy kín những thực phẩm có mùi hôi hoặc mùi nặng trước khi để vào tủ lạnh bảo quản nhằm tránh gây mùi khó chịu trong tủ, đồng thời việc bọc kín thức ăn sẽ giúp bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Hạn sử dụng của thực phẩm để trong tủ lạnh
 

Bước 3: Nên để các loại rau củ và trái cây thật ráo nước sau khi rửa trước khi xếp vào tủ để tránh tình trạng thực phẩm bị biến màu do ảnh hưởng của độ ẩm.

Bước 4: Sắp xếp thực phẩm vào tủ lạnh một cách gọn gàng với khoảng cách hợp lý, không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh vì sẽ làm nhiệt lạnh bị tắc nghẽn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản thực phẩm.

Bước 5: Ghi chú thời gian bỏ từng loại thực phẩm vào tủ lạnh để tránh tình trạng thực phẩm bị quá hạn sử dụng.

Bước 6: Bảo quản thực phẩm với mức nhiệt lạnh thích hợp với nguyên liệu và số lượng của thực phẩm

Đối với rau củ nên bảo quản ở mức  từ 1-4 độ C, đây là mức nhiệt thích hợp không gây đóng băng rau củ nhưng lại giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trên rau củ hiệu quả.

Thịt sạch hóa thành thịt bẩn vì tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh
Thịt sạch hóa thành thịt bẩn vì tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh
(Xã hội) - (Phunutoday) - Nhiều bà nội trợ thành phố thường có thói quen mua thịt từ quê vì nghĩ là thịt sạch rồi tích trữ trong tủ lạnh ăn dần.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành
TIN MỚI CẬP NHẬT