Lật tẩy những tác hại kinh hồn của chất tạo nạc trong thịt lợn

14:00, Chủ nhật 23/08/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nếu chúng ta ăn phải loại thịt lợn có tồn dư của chất tạo nạc, cơ thể sẽ nhiễm độc, gây rối loạn tiêu hóa, nhịp tim nhanh, thậm chí mất mạng.

Mới đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện 750 kg chất tạo nạc tại một cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn quận Tân Phú, TP HCM, trong đó có Salbutamol - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang bởi thịt lợn là loại thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt, đây không phải lần đầu các cơ quan chức năng phát hiện vụ việc tương tự như vậy.

Mô tả ảnh.
Ngày càng nhiều những vụ phát hiện chất tạo nạc trong thịt lợn.

Theo những chuyên gia y tế và công nghệ thực phẩm, những chất tạo nạc này gồm có: salbutamol, clenbuterol, ractopamin. Được biết, đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.

Salbutamol, clenbuterol, ractopamin là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp thuộc nhóm chủ vận bêta (bêta-agonist), tức có tác dụng kích thích thụ thể bêta làm giãn cơ trơn phế quản, do đó có thuốc được dùng làm thuốc giãn phế quản, điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ làm cho người bệnh thở dễ dàng hơn.

Mô tả ảnh.
Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.

Hiện nay chỉ có salbutamol được dùng làm thuốc cho người, còn clenbutarol và ractopamin từ lâu không còn dùng cho người nữa mà chỉ dùng trong thú y. Trong một thời gian khá lâu, clenbuterol được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Nhưng sau đó, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tạo nạc của clenbuterol và cả ractopamin đối với thú nuôi. Thậm chí, người ta đã tiến hành những công trình nghiên cứu về tác dụng này như công trình “Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu” được thực hiện tại khoa thú y của trường đại học bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên thể thao dùng clenbuterol với hy vọng tăng khối lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu và làm cho nhịp tim, nhịp thở tốt hơn.

Đối với heo, salbutamol, clenbuterol, ractopamin có thể giúp nuôi mau lớn, giúp chuyển hóa làm tiêu mỡ, giúp tăng khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc”, tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường), làm màu thịt đỏ tươi hơn nhưng tác hại gây ra khó lường hết được. Vì liều lượng dùng các chất tạo nạc trong chăn nuôi không lường được, nếu trộn vào thức ăn chăn nuôi bừa bãi không khác nào đầu độc cho người, nếu người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc. Do là chất chủ vận bêta nên 3 chất vừa kể đều có tác dụng phụ có hại nghiêm trọng như gây hội chứng ngộ độc (cho heo và cả cho người ăn thịt heo chứa chất tạo nạc): tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, ói, rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng hô hấp… Hiện nay, cả 3 chất tạo nạc này đều bị cấm dùng để trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Mô tả ảnh.
 GS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội).

 GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Người chăn nuôi thường pha những chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó”, PGS Thịnh cho biết.

Theo vị chuyên gia này phân tích, chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên. Sau đó, phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc, khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng.

Theo PGS Thịnh, để chọn được các loại thịt an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô.

- Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

- Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn không để lại vết lõm, dính.

- Không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, chúng ta có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để nhận biết thịt có sử dụng chất tạo nạc:

- Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng bất thường, màu đỏ đậm như màu thịt bò. Lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2 cm.

- Khi thái nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được.

- Phần liên kết giữa phần nạc và phần mỡ tách rời rõ rệt, thường có dịch vàng rỉ ra.

- Khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Thu giữ hơn 1 tấn lợn sữa thối đang trên đường đi tiêu thụ
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe có chứa 1.100 kg heo sữa đã qua sơ chế đang trong qúa trình phân hủy và bốc mùi hôi thối.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Bảo Trâm
TIN MỚI CẬP NHẬT