Mẹ bất cẩn, bé gái 2 tuổi suýt chết vì uống thuốc diệt cỏ

16:00, Thứ tư 11/02/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Do bận việc nhà, người mẹ không để ý nên bé gái 2 tuổi đã uống nhầm thuốc diệt cỏ dẫn đến nguy kịch.

Ngày 11/2, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) cho biết, đã tiếp nhận bệnh nhi 2 tuổi trong tình trạng nguy kịch do uống nhầm thuốc diệt cỏ Paraquat. 

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa 

Kể lại vụ việc, người mẹ hoảng loạn, nói trong nước mắt: “Trong lúc bận việc không để ý, khi tôi quay lại nhìn thì thấy con có biểu hiện nôn ói, bênh cạnh là chai thuốc diệt cỏ vẫn mở nắp. Lo sợ, gia đình vội đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu khẩn cấp”. 

Tại bệnh viện, bệnh nhi được các y, bác sĩ theo dõi chặt chẽ các biểu hiện như viêm phổi, xơ phổi, suy gan thận có thể xảy ra do thuốc diệt cỏ. Sau 3 ngày tích cực điều trị, hiện sức khỏe của bé tạm ổn nhưng vẫn phải thường xuyên theo dõi. 

Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc diệt cỏ Paraquat là loại thuốc cực độc. Nếu bệnh nhân không đến bệnh viện kịp thời có thể sẽ nguy hại đến tính mạng, mặc dù chỉ uống một liều lượng nhỏ. Do đó, người lớn nên để những loại thuốc kịch độc này tránh xa tầm tay trẻ em.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức và gửi thông tin mới nhất đến bạn đọc. 

Paraquat là một thuốc diệt cỏ trên thị trường có tên gọi là: Glamoxone, Cyclone, Surehre, Prelude.

Chuyển hoá: Paraquat thẩm qua tiểu tràng rất nhanh. Nồng độ huyết tương lên đến đỉnh cao sau 2 giờ, 5-10% được hấp thụ qua ruột, còn lại được thải trừ qua phân. Paraquat được phân phối khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều vào thận và phổi. Ngoài ra paraquat còn đọng lại trong tổ chức cơ và phân phối lại vào máu trong vòng 24 giờ đầu (độ thanh lọc 200ml/phút). Vì vậy. việc tìm cách duy trì cho bệnh nhân đi tiểu nhiều là rất quan trọng.

Theo bác sỹ Bạch Văn Cam (Trưởng khối Cấp cứu Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM), trong Y văn Thế giới hiện việc cứu chữa cho BN ngộ độc Paraquat cũng chưa có tổng kết hay khuyến cáo là nên dùng phương pháp nào để cứu chữa bệnh nhân. Bác sỹ chỉ có cách "còn nước còn tát". Thay máu, thay huyết tương mới chỉ được áp dụng thời gian gần đây do được trang bị máy móc. Song để thực hiện được kỹ thuật này cũng không dễ vì một lần thực hiện cần tới 4 - 5 lít máu, ngân hàng máu không phải lúc nào cũng sẵn sàng có.

Tâm sự đau xót của cha mẹ 3 trẻ sơ sinh bị tiêm thuốc độc
Sau khi cơ quan điều tra công an tỉnh Quảng Trị công bố kết luận vụ 3 trẻ sơ sinh ở huyện Hướng Hoá bị tiêm nhầm thuốc độc, gia đình các nạn nhân đã có những phản ứng về vụ án này.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: mailt