Quinvaxem - Tiêm hay không tiêm?

14:54, Thứ sáu 06/11/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trước những rủi ro đáng tiếc do tiêm chủng, có cho con tiêm vắc xin Quinvaxem hay không đang là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ.

Hàn Quốc - nước sản xuất Quinvaxem, không sử dụng vắc xin này

Quinvaxem hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1 có thể phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin quinvaxem được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển Ấn Độ, Việt Nam, Bhutan, Srilanka… Tuy nhiên, các nước phát triển có hệ thống y tế chất lượng như Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Úc không cho phép sử dụng loại vắc xin này.

Năm 2010 khi Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu hỗ trợ, vắc xin có thành phần tế bào còn có hiệu quả trong dự phòng và tỉ lệ phản ứng chấp nhận được. Một vấn đề quan trọng nữa là giá thành, nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ có hạn và không đủ để mua vắc xin thế hệ mới hơn. Từng quốc gia có lựa chọn theo điều kiện của mình. Từ năm 2006 đến nay đã có trên 429 triệu liều Quinvaxem được sử dụng ở hơn 30 nước.

Quinvaxem - Tiêm hay không tiêm?
 

"Hàn Quốc là nước sản xuất loại vắc xin này, họ không dùng vì đất nước họ giàu. Nhưng nói Việt Nam nghèo dùng Quinvaxem tai biến dồn dập cũng không hoàn toàn đúng, vì tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm là 0,17/1 triệu, thấp hơn so với loại vắc xin tương tự sử dụng trước đó, đặc biệt khi VN sử dụng tới 4,5 triệu liều Quinvaxem/năm" - Ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết.

Nếu bỏ tiêm vắc xin dịch bệnh sẽ xảy ra nên không thể ngừng tiêm vắc xin Quinvaxem 

Có những ý kiến cho rằng vắc xin Quinvaxem tiêm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là không an toàn và vắc xin có chứa thành phần ho gà vô bào Infanrix Hexa (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong 1) sử dụng dưới hình thức tiêm dịch vụ là tuyệt đối an toàn, tuy nhiên theo Bộ Y tế không có loại vắc xin nào là an toàn 100% cả.

Quan điểm Bộ Y tế là luôn mong muốn trẻ em Việt Nam ngày càng được tiêm nhiều loại vắc xin thế hệ mới, an toàn và hiệu quả. Tuy vậy việc thay thế vắc xin cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học, không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là thay thế ngay loại vắc xin đang sử dụng mà phải tìm hiểu rõ vấn đề an toàn tiêm chủng, tính sinh miễn dịch của loại vắc xin dự kiến thay thế. Tiếp đó là nguồn cung ứng vắc xin, nguồn tài chính bảo đảm. Tuy nhiên, bất kỳ loại vắc xin nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định và không ai dám khẳng định là loại vắc xin mới thay thế khi được triển khai sẽ không xảy ra tử vong.

Quinvaxem - Tiêm hay không tiêm?
Có nên cho trẻ tiêm vắc xin Quinvaxem không?

Việc thay thế vắc xin Quinvaxem bằng vắc xin phối hợp chứa thành phần ho gà vô bào cũng đã được đặt ra, tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều. Hiện nay nguồn cung ứng các vắc xin này (Infanrix Hexa, Pentaxim) trên thế giới và tại Việt Nam rất khó khăn, không có để sử dụng, ngay cả trong tiêm dịch vụ. 

Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà sản xuất không có khả năng cung ứng đầy đủ vì thay đổi quy trình công nghệ, địa điểm và kế hoạch sản xuất,… do vậy cần nhiều thời gian hơn trước mới có thể đưa được sản phẩm ra thị trường kể từ lúc được đặt hàng khiến các nhà sản xuất không ưu tiên cung ứng cho các nước chưa đưa vắc xin này vào tiêm chủng mở rộng mà chỉ cung cấp cho các nước đã đặt hàng với số lượng lớn từ mấy năm trước.

Bé 2 tháng tuổi bị mẹ thả xuống giếng vì cha mẹ lục đục
Bé 2 tháng tuổi bị mẹ thả xuống giếng vì cha mẹ lục đục
(Xã hội) - (Phunutoday) - Bé sơ sinh 2 tháng tuổi bị mẹ thả xuống giếng do cuộc sống gia đình túng thiếu về kinh tế, chồng ít quan tâm hỏi han...
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành