1. Rau muống
Đặc điểm nhận diện: Thân rau to hơn bình thường, giòn, lá màu xanh đen. Nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội biển thành xanh đen có vẩn kết tủa, vị chát.
Theo Ths.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP HCM, khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá rau muống thường có những đặc điểm trên. Vì vậy, người dân nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống.
2. Rau cải
Đặc điểm nhận diện: Nhìn rất non, lá xanh ngắt và không có dấu vết của sâu bọ. Phần thân rau chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường.
Loại rau cải có đặc điểm này thường được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Rau cải |
3. Các loại đậu
Đặc điểm nhận diện: Bề mặt quả ít bóng, ít lông tơ. Không thấy có dấu vết sâu bệnh trên thân quả.
Bề ngoài quả đậu bóng, ít lông tơ là do người trồng đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Vì vậy, bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.
4. Giá đỗ
Đặc điểm nhận diện: Cọng giá tròn, thân trắng, ít rễ. Khi xào sẽ tiết ra nước đục.
Đặc điểm trên chứng tỏ khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh.
5. Mướp đắng
Đặc điểm nhận diện: Quả thường to, có màu xanh đậm và mướt. Thân quả phình ra, sớ gân bóng.
Đây là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Quả mướp đắng |
6. Rau bí
Đặc điểm nhận diện: Xanh mơn mởn, ít lông tơ. Tay cuốn ngắn, mập.
Những ngọn rau bí xanh mơn mởn luôn thu hút người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận với những ngọn bí được cắt thành đoạn khá dài, ít lông tơ và tay cuốn trông ngắn, mập vì đó là rau đã dùng chất kích phọt. Rau bí sạch chỉ có 3 - 4 lá trên ngọn, màu lá non, thân nhiều lông tơ và rắn chắc.
7. Rau ngót
Đặc điểm nhận diện: Lá rau to đều, xanh mướt, không bị xoăn lá hay có dấu hiệu sâu bệnh.
Thông thường, loại rau này được trồng gần 4 tháng mới cắt bán một lần. Thậm chí, nếu trời nắng nóng, lá rau sẽ cong lại rất xấu và thu hoạch lâu hơn. Tuy nhiên, nhờ dùng chất kích phọt, người trồng rau này chỉ cần trung bình khoảng 10 - 13 ngày là có thể cắt được một lứa đem đi bán.
Sau khi cắt rau đem bán, đợi rau nảy mầm mới dài khoảng 5 - 10 phân, người trồng tiếp tục dùng thuốc kích phọt để nhanh chóng thu hoạch lứa rau sau. Rau ngót chứa thuốc có lá to đều, xanh mướt, không bị xoăn lá.
Rau ngót |
8. Cà chua
Đặc điểm nhận diện: Màu đỏ đều, đẹp mã. Thân quả cứng.
Để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy, chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng thì sẽ an toàn hơn. Hoặc bạn có thể cho vào túi cà chua xanh vài quả táo để giúp cà chua chín nhanh hơn.
9. Dưa chuột
Đặc điểm nhận diện: Thân dài, tròn to, vỏ màu xanh bóng.
Dưa chuột thường được người trồng phun rất nhiều thuốc trừ sâu và dùng chất kích phọt để được thu hoạch ngay, đem đi bán. Nếu ăn dưa chuột không rửa kĩ và gọt sạch vỏ, người dùng rất dễ bị ngộ độc.
10. Cần tây
Đặc điểm nhận diện: Thân to, bóng, không có dấu hiệu sâu bệnh.
Để ngăn ngừa các loài côn trùng gây hại như sâu bướm, bọ cánh cứng xâm nhập, người nông dân phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu cho cần tây. Spinosad là thuốc trừ sâu phổ biến nhất được tìm thấy trên thân cây cần tây, thậm chí tồn tại ngay cả sau khi rau đã được rửa sạch kỹ càng.
Cách nhận biết thịt lợn chứa chất tạo nạc Salbutamol (Xã hội) - (Phunutoday) - Theo các chuyên gia, thịt lợn có chứa chất siêu nạc Salbutamol thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng hơn so với thịt lợn sạch. |