Trời rét đậm, coi chừng bỏng lạnh, hoại tử tay

10:30, Thứ tư 27/01/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi thời tiết rét đậm như hiện nay, nếu không giữ ấm cơ thể đúng cách rất dễ gặp phải bỏng lạnh. Bỏng lạnh cũng nguy hiểm không kém bỏng lửa...

Cẩn thận mất chân tay vì bỏng lạnh khi trời rét

Thời tiết rét đậm như hiện nay, bạn cần cẩn trọng nguy cơ hoại tử tay chân vì bỏng lạnh. Bỏng lạnh tuy ít gặp nhưng cũng gây phù nề, hoại tử da, chi.

Anh Nguyễn Văn Đ (Hưng Yên) đi từ quê lên Hà Nội làm vì chủ quan không đeo găng tay nên bàn tay cứng đờ. Về nhà, hai bàn tay anh xuất hiện những rát đỏ kèm theo tê bì nhẹ.

Ngày hôm sau, tay chuyển sang thâm tím, sưng nề và đau nhức. Anh vội vào viện kiểm tra, các bác sỹ cho biết anh bị bỏng lạnh. Cũng may anh bị ở mức độ nhẹ nên việc điều trị không phức tạp.

Trước đó, báo chí cũng đã đưa tin về một trường hợp hoại tử tay chân vì bỏng lạnh. BV Nhi Thanh Hóa điều trị cho bệnh nhi 5 tuổi, dân tộc Dao, ở Mường Lát trong tình trạng hai bàn chân tím thẫm, sưng nề kèm theo biểu hiện sốt, đau nhức.

Theo gia đình, vì nhà nghèo không có điều kiện mua giầy tất cho cháu đi mùa đông nên vào đợt rét đậm kéo dài cháu thường để chân trần đi chơi và đến trường. Tối về, thấy bàn chân con quá lạnh, gia đình ngâm hai bàn chân vào chậu nước khoảng 40 độ C ngay.

Ngay sau đó, hai bàn chân có hiện tượng tím dần, xuất hiện phỏng nước và đau tăng dần. Vào viện các bác sỹ phải cắt bỏ 5 ngón chân bên trái do hoại tử.

Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh có tên gọi khác là Frostbite, là chỗ da và các mô bị tổn thương do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai... 

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh thường là do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp mà lại không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh...

Bỏng lạnh gây nguy hiểm chẳng kém các loại bỏng khác, gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào và vết thương bị hoại tử. Ngoài ra nếu bạn tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài, thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong. 

Cấp độ 1: Tổn thương trên bề mặt da. Phần da tiếp xúc lạnh có biểu hiện ngứa, đau. Đầu ngón tay, ngón chân có thể chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Khi sờ hoặc ấn mạnh ít có cảm giác.

Cảnh báo: Hoại tử chân tay vì
 Bỏng lạnh cấp độ 1

Cấp độ 2: Bỏng lạnh sẽ làm cho da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Giai đoạn này có thể xuất hiện các bọng nước, da trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.

Cảnh báo: Hoại tử chân tay vì
 Bỏng lạnh cấp độ 2

Cấp độ 3, 4: Tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử, nhiều người phải tháo khớp dẫn tới cụt các chi.

Cảnh báo: Hoại tử chân tay vì
 Bỏng lạnh cấp độ 3,4

Bỏng lạnh thường gặp nhất là những người lao động phải làm việc trong thời tiết lạnh giá lâu mà lại không đủ quần áo giữ ấm hoặc quần áo ướt, gió lạnh... hoặc người làm việc trong phòng đông lạnh, trong các kho lạnh, bê hàng đá lạnh...

Đề phòng bỏng lạnh

BS Nguyễn Thống – Trưởng Khoa Bỏng (BV Xanh Pôn) cho biết, với tình trạng mưa rét như hiện nay, nguy cơ bị bỏng lạnh là rất cao, nhất là với những người dân sinh sống ở khu vực vùng cao đang chịu ảnh hưởng của mưa tuyết. Để tránh bị bỏng lạnh, trong những ngày giá lạnh, mọi người khi ra ngoài đường cần mặc ấm, đặc biệt chú ý những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp như bàn tay, bàn chân… Khi gặp trời mưa phải thay ngay quần áo ướt tránh nhiễm lạnh cơ thể.

Khi mới có những tổn thương, mọi người cần phải nhanh chóng làm ấm tay chân vào chậu nước ấm khoảng 37 độ có pha thêm ít muối cho giãn mạch. Không nên để bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi vì có nguy cơ tổn thương nặng nề hơn do bị bỏng kép rất nguy hiểm. Nếu bị sưng tấy, đau buốt lâu, ủ ấm không khỏi phải lập tức đến bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, để chống lại cái rét hiện nay, nhiều gia đình nghĩ đến nhiều phương pháp sưởi ấm khác nhau. Đã có nhiều trường hợp bị tai nạn do dùng máy sưởi, lò than, túi chườm nóng… Để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình, mọi người cần tìm hiểu kỹ cách thức sử dụng những phương pháp này.

Với những bệnh nhân mất cảm giác nóng lạnh không nên dùng túi chườm nóng vì sẽ có nguy cơ gây bỏng. Nếu dùng thì cần có người theo dõi sát sao hoặc để túi cách da một khoảng cách an toàn.

Bé bị đâm xuyên sọ cười rạng rỡ trong ngày xuất viện
Bé bị đâm xuyên sọ cười rạng rỡ trong ngày xuất viện
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sau cuộc phẫu thuật lần thứ 3, hôm nay (26/1) bé Dương Minh Phát đã được xuất viện trong niềm vui của gia đình và bác sỹ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành