Người Việt ăn tất tật thịt chó nhà người, trừ của mình

( PHUNUTODAY ) - Món thịt chó của Việt Nam không còn xa lạ với người nước ngoài. Thế nhưng việc chấp nhận ăn thịt chó nhà người khác thay vì chó nhà mình lại là điều khó hiểu.

Một cửa hàng thịt chó ở Hà Nội. Ảnh: Luke Duggleby

Quán thịt chó mà phóng viên tờ báo Guardian theo chân đến đó là quán Chiếu Hoa ở khu vực đường Cầu Giấy Hà Nội. Ở đó, nhà hàng chỉ phục vụ một món duy nhất là thịt chó với đủ cách chế biến: từ hầm, nướng, cho tới tiết canh và dồi... Tương tự, hàng chục quầy thịt chó mọc san sát trên phố Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lúc nào cũng rất sôi động với cảnh chặt thịt, tẩm ướp và bán hàng.

Anh Đức Cường (29 tuổi, bác sĩ) – một thực khách đang gật dù thưởng thức món thịt chó ăn kèm húng quế chia sẻ: “Việc này có vẻ thật kinh dị khi tôi ngồi đây ăn thịt chó, trong khi ở nhà tôi đang nuôi một đàn chó và không bao giờ có ý nghĩ sẽ ăn thịt chúng”. Nuốt miếng  thịt chó gọn lỏn, anh Cường tiếp tục: “Nhưng tôi không thấy có vấn đề gì khi ăn chó của người khác”. “Thịt chó rất ngon và rất tốt cho sức khỏe”.

Theo các nhà bảo vệ động vật, có khoảng 5 triệu con chó bị giết thịt ở Việt Nam mỗi năm. Thịt chó là món ăn đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi lên kế hoạch cho những bữa nhậu, họp mặt gia đình, cũng như vào các dịp đặc biệt. Theo đông y, món ăn này giúp đàn ông tăng cường thể lực, sinh nhiệt và làm ấm cơ thể. Nó cũng giúp người Việt Nam đổi món, khi đã chán ngấy thịt lợn, gà hay bò.

Nhiều người thậm chí còn tin rằng, con vật bị hành hạ càng nhiều trước khi chết thì thịt của nó càng ngon. Điều này phần nào giải thích cho cách những con chó bị sát hại ở Việt Nam, hoặc bằng một cú đánh chí mạng vào đầu, hoặc chọc tiết hay thiêu sống.

Độc giả của báo Guardian chia làm hai luồng ý kiến về việc ăn thịt chó. Một số người cảm thấy việc ăn thịt chó là hết sức bình thường, giống như việc chúng ta ăn thịt gà, thịt lợn, thịt cá như thế nào thì việc ăn thịt chó cũng tương tự như vậy. Nhưng cơ số người còn lại thì cho rằng việc ăn thịt chó hay thịt con gì đi nữa thì đều là kinh dị, dã man và vô đạo đức.

Tuy nhiến, đối với người Việt Nam, câu chuyện đạo đức dường như không nhận được nhiều sự chú ý. Đáp trả câu hỏi của phóng viên về suy nghĩ của bản thân khi phải ăn thịt một con chó của ai đó, bác sĩ Đức Cường thẳng thắn bộc bạch: "Tôi chả quan tâm, vì nó có phải chó của tôi đâu".

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn