Cháo cua - rau cần không chỉ là món ăn ngon mà còn bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể. |
Cháo cua - rau cần
Cua đồng 500g, gạo tẻ 80g, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm, muối, mỳ chính, chanh, ớt...) vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng.
Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được.
Công dụng: Bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể, phòng say nắng say nóng, mát da thanh nhiệt, bổ gân xương, lợi tiêu hóa, chống khát, hoạt huyết tiêu ứ, chống xơ vữa mạch, chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, đại tràng bí kết, đau bụng âm ỉ.
Cháo thịt vịt - mướp đắng
Thịt vịt 400 - 500g, gạo tẻ 100g, mướp đắng 50g, gia vị vừa đủ. Thịt vịt để cả xương, chặt miếng to. Gạo tẻ vo sạch. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo.
Khi cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn là được.
Món này phù hợp cho người âm hư sinh nội nhiệt với biểu hiện: mồ hôi trộm, đau đầu mất ngủ, da khô, táo bón, ngứa lở ngoài da, phiền khát; nam giới di hoạt tinh, đau lưng, tảo tiết; phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ...
Cháo hành - gừng
Chữa cảm cúm với gạo nếp 50g, 7 nõn hành, 6g rễ gừng sống. Nấu cháo chín, cho hành và gừng vào, đậy vung 5 phút, thêm gia vị vừa đủ. Ăn nóng, sau đó nằm đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Nên ăn gì để giảm đau khớp ngày lạnh? Các vitamin C, D, E và beta-caroten trong các loại rau, củ, quả, có tác dụng kháng oxy hóa, có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp, giúp giảm đau nhức... |