Tê tay báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm. |
Bệnh lý đốt sống cổ
Bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên và một trong các triệu chứng đặc trưng là ngón tay bị tê cứng.
Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc căn bệnh này, đặc biệt ở những người ngồi nhiều, ít vận động, tư thế ngồi không đúng, hay thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại.
Tư thế sai trong một thời gian dài sẽ gây nên các bệnh lý như viêm đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống, phần đệm giữa các đốt sống bị tăng sinh hay phì đại…
Khi các đốt sống bị biến dạng sẽ chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên ở vùng cổ gáy, đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác tê ở tay và các ngón.
Bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như vùng cơ ở cổ, vai gáy đau nhức, hai cánh tay tê hoặc sức vận động kém. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng căn bệnh.
Thiếu máu não cục bộ
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bị tê, thường gặp ở người lớn tuổi. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy một bên cơ thể có cảm giác tê bì, hãy nghĩ đến căn bệnh này.
Thông thường bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến trong thời gian ngắn, đi kèm với các biểu hiện tay chân mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng.
Nếu xuất hiện triệu chứng trên, bạn cần được kiểm tra toàn diện để phát hiện những nguy cơ tiềm tàng gây hại cho mạch máu não.
Tiểu đường
Tình trạng tiểu đường nặng sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì tay chân.
Nếu không được chữa trị phù hợp, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi mắc bệnh, bạn cần lưu ý khống chế lượng đường trong mức quy định, bổ sung thêm các loại vitamin, phối hợp sử dụng dược phẩm cải thiện tuần hoàn máu. Khi đó, hiện tượng tê bì tay chân sẽ dần biến mất.
Biện pháp:
Một số biện pháp đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng khi có triệu chứng tê bàn tay như: hạn chế tiếp xúc với nước lạnh; luôn giữ đôi tay ấm áp, khô ráo; ngừng hút thuốc lá, ngừng uống rượu; tập thể dục thường xuyên; xoa lòng bàn tay, ngón tay khi khởi động khớp.
Nốt ruồi như thế nào thì bạn phải đi khám ngay lập tức? Nếu nốt ruồi có màu sắc khác nhau trong bóng râm từ vùng này sang vùng khác hoặc có màu sắc khác nhau bạn nên đi khám ngay lập tức. |