Tại sao trời lạnh hay bị chảy máu cam?

12:45, Thứ sáu 14/02/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thời tiết mùa đông thường khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây chảy máu cam. Rơi vào tình huống nhu vậy bạn nên xử lý như thế nào, hãy tham khảo cách thức dưới đây nhé.

Thời tiết trời hanh khô, độ ẩm không khí thấp là môi trường rất thuận lợi cho chứng "chảy máu cam", xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em do niêm mạc mũi mỏng, người trên 40 tuổi do sức đàn hồi thành mạch kém.

Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết (chảy máu cam).

Thời tiết thất thường còn ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân như tăng huyết áp, dị ứng, rối loạn vận mạch… làm nứt nẻ niêm mạc hốc mũi gây chảy máu cam. 80% trường hợp chảy máu cam ở phần trước mũi, nơi nhiều mạch máu đi qua, hầu hết là do vỡ mao mạch. Bên cạnh đó, những thói quen xấu thông thường (ngoáy mũi), không khí khô quá cũng có thể gây chảy máu cam

Chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này.

Bạn hơi nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và có thể gây ra nôn mửa khi máu chảy vào nhiều.

Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 – 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 – 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 – 1,5h.

Sau 15 phút không cầm máu được, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.

Khi chảy máu cam mà đau ở vùng xoang, hai bên cánh mũi, trán, hốc mắt thì cần đi khám vì đó là biểu hiện bệnh lý. Hãy đi viện để kiểm tra nội soi và chụp CT. Mức độ trầm trọng tuỳ nguyên nhân, vị trí chảy máu (như chảy máu mũi trước hay gặp nhưng không nặng, còn chảy máu mũi sau hiếm gặp nhưng nặng bởi là mạch máu lớn, có khi liên quan đến mạch máu não).

Phòng tránh chảy máu cam

- Trời hanh, lạnh cần giữ niêm mạc mũi luôn đủ ẩm bằng cách xịt nước biển, hoặc nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu dùng điều hòa, máy sưởi cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn gần điều hòa.

- Nên bỏ thói quen ngoáy mũi vì dễ gây chảy máu mũi. Không nên bôi kem, vaselin vào trong mũi vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc. Các thuốc xịt mũi có thể làm tình trạng khô mũi nặng hơn.

- Tránh ra vào nóng, lạnh đột ngộ.

- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên cắt móng tay.

- Ngày lạnh nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy