Độc lập từ nhỏ
Qua nghiên cứu chi tiết những người thành công như Einstein, Beethoven, Lincoln, Goethe, Spinosa... nhà tâm lý học Maslow đã nhận ra rằng những nhân vật kiệt xuất này thể hiện tính cách độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ nhỏ thường thích dựa dẫm vào cha mẹ thì họ thích tự giải quyết các vấn đề và có nhu cầu độc lập.
Tính cách độc lập là đặc điểm chung của hầu hết những người thành công và nó thể hiện trong suy nghĩ, giao tiếp xã hội, ra quyết định và lựa chọn. Thường sau 2 tuổi trẻ sẽ có cảm giác tự lập. Vậy nên nếu trẻ muốn lựa chọn và đưa ra quyết định riêng vào thời điểm này thì cha mẹ không nên can thiệp.
Làm việc nhà từ khi còn nhỏ
Một học giả Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát 456 thanh niên trong 75 năm và kết luận rằng: Những đứa trẻ làm việc nhà có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.
Năm 2014, Viện khoa học Giáo dục của Trung Quốc cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với 20.000 học sinh tiểu học ở 4 tỉnh, kết quả cho thấy trẻ em biết làm việc nhà cao gấp 27 lần nhóm trẻ còn lại.
Trong khi làm việc nhà, các ngón tay thực hiện một một số động tác phức tạp. Vì vậy mà giúp tăng cường máu lên não, tạo điều kiện để trẻ linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, đứa trẻ có thể làm việc nhà khi trưởng thành cũng có tinh thần trách nhiệm và độc lập hơn.
“Mặt dày” – khả năng đối mặt với những thất bại
Ông Nhậm Chính Phi - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn công nghệ Huawei từng nói: "Chỉ những người không biết xấu hổ mới có thể trở thành người thành công".
Trẻ em ngày nay thường dễ nản chí khi bị giáo viên và cha mẹ phê bình. Thế nhưng với những đứa trẻ "mặt dày" không chỉ nghe lời, chúng còn chăm chỉ làm việc để đạt mục tiêu thay vì dễ dàng xấu hổ và sớm bỏ cuộc.
Khi đối mặt với khó khăn, thất bại, những trẻ em này có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn.
Thích đọc sách
Charlie Munger là một tỷ phú người Mỹ, nhà đầu tư, doanh nhân và cựu luật sư bất động sản. Ông là Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, tập đoàn do Warren Buffett kiểm soát. Ông thường được biết đến với biệt danh "Người đàn ông đằng sau Buffett".
Ông từng chia sẻ rằng: "Tôi chưa từng gặp một người thông minh nào trong đời mà không đọc sách mỗi ngày, không một ai. Mức độ đọc sách của tôi và Warren có thể khiến mọi người ngạc nhiên đó. Đám trẻ thường cười trêu tôi, nói tôi là "một con mọt sách đi bằng hai chân".
Theo kết quả một cuộc khảo sát về thói quen sống của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Ngoài ra, một cuộc khảo sát về thói quen hàng ngày của những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học cũng chỉ ra: 80% học sinh đứng đầu có thói quen đọc sách mỗi ngày.
Nhiều phụ huynh ngày nay quan tâm đến việc đọc sách cho con từ khi còn nhỏ. Những đứa trẻ đọc sách ngay từ khi còn nhỏ được ví như đang đứng trên vai của những người nổi tiếng để nhìn thế giới.
3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển thói quen đọc sách ở trẻ. Lúc này cha mẹ có thể chọn những tựa sách có liên quan đến tự chủ, tính cách độc lập, quản lý hành vì... Từ đây, không chỉ thói quen đọc sách, khả năng của trẻ cũng được phát triển.