1. Cơn đau
Có thể nói rằng dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng vẫn phải trải qua cảm giác đau kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Tốt nhất, nên chuẩn bị một chiếc nệm êm và di chuyển với mức độ vừa phải để tránh bị đau.
2. Thiếu ngủ trầm trọng
Sinh xong cơ thể rất mệt mỏi, và điều duy nhất mẹ thèm lúc này chỉ là ngủ cả ngày mà không bị làm phiền. Thế nhưng điều này là không thể, vì bé yêu vẫn cần được bú mẹ cách 2-3 tiếng/ lần. Có những thời điểm mẹ muốn ngủ nhưng rồi lại nghe thấy tiếng con khóc oe oe đòi bú.
Sau sinh bạn sẽ phải đối mặt với sự thiếu ngủ trầm trọng. |
3. Đi vệ sinh thật sự là điều khủng khiếp
Vết rạch tầng sinh môn chưa lành cộng với việc phải đối phó với chứng táo bón sau sinh sẽ khiến việc đi vệ sinh là nỗi kinh hoàng. Cách tốt nhất là ăn uống đủ chất và uống nhiều nước, ăn uống những chất nhuận tràng, bạn sẽ dần cảm thấy tốt hơn.
4. Mệt mỏi thấu xương
Nếu như sự mệt mỏi trong thời gian mang thai đến từ ốm nghén, đau lưng và việc tim phải làm việc quá tải, thì cảm giác rã rời sau khi sinh con lại đến từ những đêm thức trắng vì bé khóc hay đau ốm. Điều này còn khiến bạn phải khổ tâm hơn nhiều so với thời kỳ còn mang thai.
5. Thời trang là cả một vấn đề
Những bộ đồ bầu giờ đây khiến bạn trông thật khủng khiếp. Còn quần áo cũ từ trước khi mang thai ư? Số lượng mà bạn có thể mặc vừa chỉ còn đếm trên đâu ngón tay. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của bạn.
6. Thân hình sồ sề sau sinh
Nỗi khổ chung của các mẹ sau sinh là thân hình sồ sề mà không thể giảm cân vì vẫn phải ăn thật nhiều để đủ sữa cho con bú. Nhưng mẹ yên tâm nhé. Cho con bú là cách giảm cân tốt nhất. Các cụ vẫn thường nói “gái một con trông mòn con mắt” mà.
Nỗi khổ chung của các mẹ sau sinh là thân hình sồ sề. |
7. Rụng tóc dữ dội
Do nồng độ hormone thay đổi thất thường sau sinh, nhiều bà mẹ phải đối phó với việc rụng tóc quá mức. Bác sĩ Dweck cho biết: “Hiện tượng này xảy ra vào khoảng tháng thứ 7 sau sinh và có thể khá tệ hại. Thông thường, việc rụng tóc chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc lại với số lượng ban đầu”.
8. Không thể kiểm soát vấn đề “trung tiện”
Sinh em bé khiến một số cơ bắp dưới khung chậu của bạn trở nên yếu ớt. Hậu quả, bạn sẽ thường xuyên bị “đánh rắm” không kiểm soát nên không có sự lựa chọn nào ngoài việc để mọi chuyện tự nhiên. “Hiện tượng này khá phổ biến và khiến các bà mẹ có chút xấu hổ nhưng cuối cùng cơ bắp cũng sẽ săn chắc trở lại”, bác sĩ Dweck nói.
9. Ngực cứng và căng tức
Bạn sẽ cảm nhận thấy bầu ngực của mình lúc nào cũng nóng hổi và căng tức vì sữa. Đôi lúc bạn sẽ còn có cảm giác ướt át, khó chịu vì sữa nhỏ ra áo. Bạn cũng không thể mặc áo ngực vì khó chịu và liên tục phải cho con bú. Bạn lúc nào cũng cảm thấy khổ sở khi phải vác “hai quả bưởi” căng tròn và lắc lư.
Bạn sẽ cảm nhận thấy bầu ngực của mình lúc nào cũng nóng hổi và căng tức. |
10. Tâm lý luôn bất ổn
Sự thay đổi hormone đột ngột sau sinh dẫn đến vô vàn rắc rối như tâm lý bất thường, dễ khóc, dễ xúc động, dễ tức giận, có những suy nghĩ tiêu cực. Trong thời gian mang thai, hormone progesterone trong cơ thể tăng đáng kể, có nhiều ở nhau thai. Sau sinh nhau thai không còn, hormone progesterone vì thế cũng sụt giảm đột ngột. Sự thay đổi hormone trong cơ thể này cũng là một trong những lý do gây trầm cảm sau sinh. Thêm nữa việc mất ngủ thường xuyên càng làm tình trạng thêm trầm trọng.
10 dưỡng chất quan trọng nhất suốt thai kỳ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là 10 dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần chú ý bổ sung ngay từ trước và trong thai kỳ để giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. |