Dị tật thai nhi và những điều cần biết

13:00, Thứ bảy 14/05/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sinh con khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. Nhưng để con phát triển khỏe mạnh, không bị dị tật thai nhi, mẹ cần biết những điều sau.

1. Những nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật

- Do yếu tố di truyền như các đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể.

- Do người mẹ có các bệnh lí mà không điều trị trong quá trình mang thai.

- Do người mẹ khi mang thai bị mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi­rus.

Mô tả ảnh.
Mẹ sử dụng thuốc lá là 1 nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật.

- Do yếu tố trong cấu tạo tử cung của người mẹ khi mang thai.

- Do người mẹ sử dụng thuốc trong quá trình mang thai tùy tiện hay không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Do những hóa chất độc hại hay các chất gây ô nhiễm trong môi trường mà người mẹ có thể tiếp xúc trong thời gian mang thai. Trong đó những bà mẹ tuổi càng cao nguy cơ mang thai con bị dị tật bẩm sinh càng lớn.

2. Các dị tật thường gặp

- Tật sứt môi và hở hàm ếch: Bé bị sứt môi là do yếu tố di truyền hoặc do chính người mẹ trong quá trình mang thai đã hút quá nhiều thuốc lá., uống quá nhiều rượu bia gây ảnh hưởng xấu đến bào thai. Các bé mắc dị tật này có phần môi trên hoặc vòm miệng hay cả hai đều phát triển không đồng đều, nói một cách dễ hiểu là bé bị sứt môi và hở hàm ếch.

- Hội chứng Down: Đây là hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể liên quan rất nhiều đến tuổi tác của người mẹ (chỉ 5% là do di truyền hoặc bất thường mang tính chất ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình thụ tinh). Hội chứng Down có nhiều cấp độ khác nhau. Có những bé sinh ra vẫn có các đặc điểm giống như những đứa trẻ khác. Số khác lại mang những đặc điểm điển hình bao gồm: ót đầu phẳng và thẳng, hai tai bất thường, mắt lệch vào trong, lưỡi thè ra và mặt có nếp gấp.

- Bệnh tim bẩm sinh: Bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất là dạng thông liên thất. Đây là hình thức các tâm thất phải và tâm thất trái có thể liên thông với nhau vì xuất hiện một lỗ thủng tại vách tim vốn có tác dụng ngăn cách hai tâm thất. Một cách tự nhiên, theo theo gian, lỗ thủng này sẽ được bít lại mà không cần phẫu thuật. Nhưng nếu thông liên thất có kích thước lớn, thông liên thất phễu hoặc thông liên thất gây áp lực lên vùng phổi… có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nên cần phải phẫu thuật.

- Hội chứng khoèo bàn chân: Trẻ được sinh với dị tật này có phần lòng bàn chân quặc xuống và hướng vào trong, hoặc quặc lên trên và hướng ra ngoài. Nó có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên lòng bàn chân.

Mô tả ảnh.
Lỗ niệu đạo lệch cao hoặc thấp là dị tật gặp phải ở bé trai.

- Lỗ niệu đạo lệch thấp hoặc lệch cao: Cả hai dạng của dị tật này đều gặp phải ở bé trai. Lỗ niệu lệch cao là trường hợp lỗ dẫn tiểu nằm bên trên dương vật và do đó dương vật sẽ bị cong lên trên. Lỗ niệu lệch thấp là trường hợp lỗ dẫn tiểu lại nằm phía dưới qui đầu và dương vật khiến dương vật cong xuống dưới. Nghiêm trọng hơn là trường hợp lỗ niệu thấp nằm giữa 2 tinh hoàn và hậu môn khiến bộ phận sinh dục của trẻ trông không khác gì một bé gái.

- Dị tật nứt đốt sống: Trung bình cứ trong 250 – 500 ca sinh lại có 1 ca mắc dị tật này. Đây là một dạng dị tật ống thần kinh xảy ra khi một số đốt xương trên phần xương sống kkhông thể khép kín như bình thường và kết quả là để lộ tủy sống, màng và dịch não tủy.

3. Cách phát hiện dị tật thai nhi sớm

3 tháng đầu của thai kỳ được xem là vô cùng quan trọng với cả mẹ và bé vì đây chính là thời điểm phần lớn các dị tật bẩm sinh xảy ra khi các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành.

Để phát hiện sớm dị tật bẩm sinh, bạn nên đến khám thai định kỳ tại các trung tâm y tế và thực hiện tầm soát dị tật vào đúng thời điểm trên khuyến cáo. Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi và trả lời chúng. Chẳng hạn: bạn đang ở độ tuổi nào? có ai trong gia đình từng mắc dị tật bẩm sinh? Môi trường sống và làm việc có tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất phóng xạ hay không? Bạn có uống thuốc gì trong thai kỳ?...

Mô tả ảnh.
Siêu âm có thể cho bạn biết khả năng thai nhi dị tật.

Thông thường, các xét nghiệm máu hoặc siêu âm có thể cho bạn biết khả năng thai nhi dị tật. Nếu các kết quả này đã được khẳng định, bạn sẽ tiếp tục được yêu cầu thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu bao gồm: siêu âm 3 chiều, sinh thiết nhau thai, chọc dò nước ối, xét nghiệm máu cuống rốn… để đưa ra kết luận sau cùng.

Sau cùng, những can thiệp sớm từ việc thay đổi chế độ ăn uống cho đến những phẫu thuật cần thiết sau khi trẻ chào đời sẽ đem đến cho bạn nhiều hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bé.

5
5 "thần dược" giúp mẹ đẻ không đau, con "chui" ra trong 15 phút
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Các mẹ chuẩn bị "vỡ chum" hãy dùng 5 thần dược để sinh đẻ không đau và con "chui" ra nhanh như cắt luôn nhé.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Tú Linh