Là món đồ làm đẹp không thể thiếu đối với chị em phụ nữ, nhưng xung quanh son môi tồn tại rất nhiều sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết.
1. Son môi được con người tạo ra lần đầu từ 5000 năm trước
Loại son môi nhân tạo đầu tiên xuất hiện từ khoảng 5000 năm trước. Phụ nữ Lưỡng Hà cổ đại đã mài những loại đá quý hiếm đủ sắc màu và dùng bụi ấy để bôi lên môi mình. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy trước đó vào thời tiền sử, chị em phụ nữ đã dùng nước quả để tô điểm đôi môi.
Son môi được con người tạo ra lần đầu khoảng 5000 năm trước. |
2. Son môi đã từng rất… bốc mùi
Son môi có thể chứa thầu dầu hoặc thậm chí là vảy cá - có tác dụng khiến môi lấp lánh quyến rũ. Nhưng những thành phần này chưa phải là ghê nhất. Phụ nữ thời Trung cổ còn dùng mỡ cừu hay rễ đỏ nghiền để pha chế son môi.
3. Thời Hy Lạp cổ đại, chỉ gái làng chơi mới thoa son
Vào thời đầu của đế chế Hy Lạp, thường chỉ gái làng chơi mới thoa hay bôi son, đặc biệt là son đỏ. Phụ nữ thời này phần lớn sẽ ra ngoài đường mà không trang điểm.
4. Son môi từng suýt bị cấm tại Anh và Mỹ
Năm 1650, Quốc hội Anh đã cố gắng ban lệnh cấm tô son vì họ cho rằng đây là hành vi “trụy lạc”. Nhưng cuối cùng, dự thảo này không được thông qua. Tới những năm 1920, son môi cũng suýt bị cấm tại New York, Mỹ. Ban phụ trách về Y tế của thành phố quan ngại son môi sẽ đầu độc người đàn ông nếu anh ta hôn người phụ nữ có thoa son. Có lẽ suy nghĩ này cũng không hẳn là vô căn cứ, bởi lẽ vài loại son môi đúng là có chứa chì.
5. Son môi dùng để phân biệt địa vị xã hội
Trong thời Đế chế La Mã, địa vị xã hội được thể hiện qua son môi. Ngay cả đàn ông ở tầng lớp quý tộc cũng tô son.
6. Tổng thống Mỹ George Washington cũng tô son
Thi thoảng, George Washington - vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - sẽ thoa son và thậm chí trang điểm, rồi đội thêm bộ tóc giả màu muối tiêu. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi nhìn vào một số bức chân dung của ông.
Tổng thống Mỹ đầu tiên là George Washington cũng tô son. |
7. Kansas, Mỹ: Dọa bỏ tù phụ nữ nếu thoa son
Một dự thảo luật được đưa vào giới thiệu tại cơ quan lập pháp Kansas năm 1915 có nội dung như sau: Phụ nữ dưới 44 tuổi mà tô son trát phấn ra đường sẽ bị bỏ tù vì tội “tạo ra 1 ấn tượng sai lầm”.
8. Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị có thương hiệu son của riêng mình
Đó là Son Balmoral, được nữ hoàng dùng trong hôm đăng quang để ton-sur-ton với lễ phục. |
Trước thềm lễ đăng quang năm 1952, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã cho người chuẩn bị riêng cho mình một màu son đặc biệt màu đỏ-xanh nhẹ nhàng để tông xuyệt tông với lễ phục của mình. Loại son này có tên “Son Balmoral” - gợi nhớ cho mọi người về nguồn gốc Scotland của nữ hoàng.
9. Thời Thủ tướng Anh Churchill, son môi là mỹ phẩm duy nhất không bị hạn chế
Trong Thế chiến II, việc sử dụng tất cả các mặt hàng mỹ phẩm đều bị hạn chế, trừ son môi.Thủ tướng Anh Winston Churchill đưa ra quyết định này bởi ông cảm thấy son môi có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần người dân. Và kết quả là, doanh số son môi thời đó cao ngất ngưởng.
10. Son môi từng là vũ khí chết người trong Chiến tranh lạnh
Thời chiến tranh lạnh, KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia của Nga) đã tạo ra “Nụ hôn tử thần”, một loại súng bắn một lần có hình dạng giống hệt thỏi son môi, chỉ dài 4,5mm. Bảo tàng gián điệp quốc tế tại Washington, Mỹ cho hay, các nữ điệp viên của KGB có thể dễ dàng giấu loại vũ khí này trong túi xách và dùng để bắn hạ mục tiêu ở cự ly gần, không phòng bị.
Nhìn tưởng son môi nhưng thật ra đây là khẩu súng có tên "Nụ hôn tử thần" - Ảnh: Bảo tàng gián điệp quốc tế |
Bức ảnh "Nụ hôn tử thần" trên đây được chụp vào năm 1965 và là một phần trong bộ sưu tập thường trực của bảo tàng. Ban đầu, khẩu súng son có màu đỏ cổ điển, nhưng cùng với phong trào cách mạng thời trang của giới trẻ vào thập niên 60, những màu sắc tươi mới như vàng cam, hồng phớt, bạc hay nude bắt đầu trở nên phổ biến. Cũng may cho cánh mày râu thời nay là KGB không có ý định tung ra thị trường lại vũ khí chết người này.
14 sự thật tâm lý thú vị không phải ai cũng biết (Xi nhan) - (Phunutoday) - Bạn có biết rằng làm con nít bây giờ khổ lắm, bệnh nhân tâm thần hồi những năm 1950 cũng chưa chắc đã mệt bằng? Hay niềm vui thật ra rất dễ lây? |