10 thực phẩm F0 không triệu chứng, bị nhẹ nên ăn để tăng sức đề kháng, sớm nhận tin 1 vạch

07:38, Thứ năm 10/03/2022

( PHUNUTODAY ) - Đối với F0 không hoặc ít triệu chứng thì nên ăn uống gì để sớm 1 vạch nhanh nhất, hãy cùng tìm hiểu.

Có rất nhiều F0 không hoặc ít triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều F0 dù bị nhẹ nhưng lại kéo dài, mãi không về 1 vạch và dĩ nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ hậu Covid-19. Đối với những trường hợp này, nên ăn gì để nhanh âm tính?

Gan, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, khoai lang, bí ngô, bông cải xanh...

Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc của F0 không triệu chứng.

Bưởi, chanh, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ, cam, ớt chuông…

Nhóm thực phẩm với hàm lượng vitamin C dồi dào này giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của tình trạng viêm phổi do cô vít gây ra. Đồng thời, nó còn có khả năng cải thiện chức năng hô hấp. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần được cung cấp 85mg vitamin C.

Cá chép, trắm cỏ, lươn, trạch…

2

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu, rất quan trọng với sự hồi phục của F0 nhưng lại hay bị nhiều người ngó lơ. Nó có chức năng cải hiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và hệ thần kinh. Nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể là 15mcg. Ngoài những thực phẩm này thì F0 còn có thể cung cấp vitamin D thông qua việc tắm nắng.

Thịt gia cầm, hàu, sò, cua ghẹ…

Đây là nhóm thực phẩm rất giàu kẽm. Kẽm có chức năng điều hòa hệ miễn dịch và điều hòa các phản ứng viêm. Nhu cầu kẽm ở nam giới là 10mg/ngày, nữ giới là 8mg/ngày.

Đậu nành, giá đỗ, rau mầm...

Những thực phẩm này với hàm lượng vitamin E dồi dào, cực kỳ tốt cho sự hồi phục của F0 không triệu chứng. Nó giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ quan miễn dịch. Đồng thời, giảm nguy cơ gặp các vấn đề hậu Covid-19 liên quan tới da, lông, tóc.

Gạo lứt, gạo lật nảy mầm...

4

Thực phẩm này có hàm lượng selen dồi dào. Selen có tác dụng tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Từ đó hạn chế nguy cơ trở nặng đột ngột của F0.

Cà mòi, cá hồi, cá basa...

Đây là nhứng thứ với hàm lượng Omega-3 phong phú. Nó đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả.

Húng, tía tô, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ

Các loại rau gia vị này là nguồn cung cấp Flavanoid dồi dào. Chúng chính là yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể F0 nhanh chóng hồi phục.

Phô mai, sữa chua

Trong phô mai và sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic. Nó có chức năng cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp cơ thể khỏe hơn mà nó còn giúp F0 tiêu hóa tốt, bớt cảm giác khó chịu, chán ăn. Nhờ thế mà cơ thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng, nhanh khỏe lại hơn.

Ăn xen kẽ cá và thịt

F0 không triệu chứng cần ăn như người khỏe mạnh bình thường. Tốt nhất là nên ăn đa dạng, kết hợp nhiều thực phẩm (15 – 20 loại) và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. F0 không triệu chứng thì không cần kiêng khem mà cứ ăn uống như thường, tránh những thứ bị dị ứng là được. Nếu là người có thể trạng gầy và trẻ em thì nên bổ sung thêm thực phẩm giàu năng lượng và protein, tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn.

Với chất đạm thì nên ăn đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau và ngay cả trong nguồn thực phẩm động vật hoặc thực vật. Chẳng hạn như sáng cá thì chiều thịt, rồi thì hôm nay ăn cá chép mai lại ăn cá trắm, rồi sáng thịt bò chiều thịt lợn…

Bên cạnh đó, cũng nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, đậu tương và sản phẩm từ đậu tương...

Đồng thời, tăng cường dùng các loại chất béo từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt, thịt động vật như lợn, bò...

Trứng, sữa, hải sản, đậu tương, ngô, mì, các loại đậu khác...

6

F0 không triệu chứng cần ăn uống làm sao để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa chất đạm động vật với thực vật. Cụ thể từng nhóm tuổi như sau:

+ Với người lớn: Ăn theo tỷ lệ 30-50% đạm động vật/tổng số chất đạm, tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số là dưới 60%. Tuổi càng cao thì tỷ lệ protein từ động vật càng giảm xuống theo tỷ lệ 1/3 đạm động vật và 2/3 là đạm thực vật.

+ Nếu là trẻ nhỏ: Ngược lại với người lớn, trẻ rất cần đạm động vật vì nó cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Do đó, lượng protein mà trẻ là F0 không triệu chứng cần bổ sug là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật.

Rau lá màu xanh và trái cây

Dù là không triệu chứng nhưng F0 vẫn cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn. Bởi, đây là thứ giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoảng chất và chất chống oxy hóa nhằm kháng viêm, chống nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch. Nhu cầu rau xanh mỗi ngày là 300-400g/người/ngày và quả chín 200-300g/người/ngày.

Hành, tỏi, gừng, sả

Khi chế biến thức ăn, bạn nên thêm những thứ gia vị này vào để tăng cường hương vị. Đồng thời, nó còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác động của Covid-19 trong cơ thể, tránh trở nặng đột ngột.

Ngoài ra, F0 không triệu chứng cần đảm bảo bổ sung 1,6-2,4 lít nước/người/ngày (tương đương 8-12 ly thủy tinh). Có thể dùng oserol, nước dừa, chanh, cam, sinh tố hoa quả… để bổ sung nước và cung cấp dinh dưỡng thiết yếu.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: thực phẩm F0 covid-19