2 chính sách mới ảnh hưởng đến giáo viên có hiệu lực tháng từ 1/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong tháng 1/2023, có một số chính sách mới được đưa vào thực hiện sẽ ảnh hưởng đến giáo viên. Hãy cùng tìm hiểu.

Thêm giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên từ 20/01/2023

Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổi sung Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giá dục thường xuyên sẽ có hiệu lực từ 20/01/2023.

Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 17 bổ sung thêm đối tượng giáo viên được áp dụng Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giá dục thường xuyên. Cụ thể như sau:

- Giáo viên mầm non gồm giáo viên đang nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập.

- Giáo viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông gồm giáo viên dạy ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và bổ sung thêm trường phổ thông dành cho người khuyết tật so với Điều 2 của Thông tư 19 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giáo viên giảng dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Trong khi đó, quy định cũ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 19 chỉ nêu giáo viên đang dạy tại trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo Thông tư 17/2022, sẽ chính thức bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học với báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên. Theo đó, thay vì yêu cầu báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2019 thì khoản 5 Điều 1 Thông tư 17 chỉ còn yêu cầu:

d) Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Như vậy, từ 20/01/2023, báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên không bắt buộc phải có chứng chỉ tin học trình độ cơ bản mà chỉ cần có kỹ năng thực hành công nghệ thông tin trong thực hiện công việc của mình.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn khác của báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên gồm:

- Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Có phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt; nắm vững quy trình, nội dung, kỹ thuật, hình thức đánh giá kết quả và phương pháp bồi dưỡng thường xuyên.

- Nắm vững chương trình bồi dưỡng thường xuyên và có thể truyền đạt được nội dung của các tài liệu này đến với đối tượng bồi dưỡng một cách phù hợp.

- Có kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên, có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp khác cũng như hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý có thể tự học.

Tăng thu nhập tối đa 1,8 lần cho giáo viên tại TP. Hồ Chí Minh

Nghị quyết về hệ số điều chỉnh tăng thu nhập 2023 của Hội đồng nhân dân TP. HCM chính thức có hiệu lực từ 01/01/2023,

Theo Điều 1 Nghị quyết 27 năm 2022 của Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2023, giáo viên tại TP. HCM sẽ áp dụng hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm là 1,8 lần tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ: "Quy định hệ số điều chỉnh tăng thu nhập năm 2023 đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị tối đa là 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ".

chinh-sach-co-anh-huong-toi-giao-vien-tu-1-1-2022-02

Cũng theo Nghị quyết này, HĐND TP. HCM thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 03/2018 trong năm 2023 đến hết thời gian thí điểm Nghị quyết 54/2017/QH14 theo hệ số 1,8 nêu trên.

Theo quy định nêu trên, từ ngày 1/1/2023 tới đây, giáo viên nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức tại TP. HCM nói chung sẽ được hưởng hệ số điều chỉnh tăng thu nhập tối đa là 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.

Theo:  xevathethao.vn copy link