Hoa đào còn mang tới những vị thuốc hay, độc đáo cho y học cổ truyền. |
Hoa cúc
Kim cúc (hoa cúc vàng hay hoàng cúc) là loại cây thân thảo cao, chia nhiều cành nơi gần ngọn. Hoa mọc ở ngọn cây thành cụm có khi mọc hoa ở ngọn cành hay nách lá.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, hoa kim cúc. Hoa cúc sau khi nở vừa tới được hái về, rửa sạch bụi bẩn, sao đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi uống, chúng ta bỏ 4 đến 5 bông hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi vào và đợi 3 - 4 phút là có thể uống được.
Hoặc bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc là một trong những bài thuốc quý từ thiên nhiên. Tuy nhiên, theo GS Dương Trọng Hiếu : “ Phụ nữ mang thai, người có thể trạng dị ứng phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc”.
Hoa đào
Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là những vị thuốc hay, độc đáo của y học cổ truyền.
Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…
Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.
Những bài thuốc dân gian chữa bách bệnh từ quả khế chua Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào vitamin C, B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, chất xơ, sắt, kẽm…, quả khế mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. |
Dấu hiệu không ngờ cảnh báo bạn phải đối mặt với bệnh tim Có những dấu hiệu rất đơn giản và đôi khi là phổ biến cảnh báo rằng bạn đang có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tim, hãy biết để chữa trị sớm nhé! |