Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Bạn có biết cách ăn mì tôm như thế nào để không hại sức khỏe? |
Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền.
Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Vậy với món ăn khoái khẩu này, bạn nên làm thế nào để hạn chế những nguy hại do mì ăn liền gây ra?
Vứt bỏ gói gia vị
Ăn mỳ nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối Natri.
Mỳ ăn liền thường được chiên đi chiên lại rất nhiều lần, như vậy sẽ tích nhiều dầu mỡ gây béo phì, bệnh tim mạch. Vậy làm cách nào để hạn chế điều đó, đơn giản nhất, bạn hãy bỏ ngay gói gia vị khi ăn mì tôm.
Thêm rau xanh
Mỗi gói mỳ bạn nên thêm rau xanh có thể là cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ...Như vậy, sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau xanh ra ngoài cơ thể. Việc bạn cho thêm rau xanh vào món mì tôm sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Những người "cấm ăn" hành tây Hành tây tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn, dưới đây là những người không nên ăn loại thực phẩm này vì sẽ rất gây hại cho sức khỏe. |