3 biểu hiện rõ ràng của kẻ lươn lẹo, cả đời không thể làm nên trò trống gì

( PHUNUTODAY ) - Một kẻ có những dấu hiệu này chứng tỏ là người lươn lẹo, người này chẳng bao giờ thành công được.

Sống ở trên đời, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều người khác nhau, có những người thật thà ngay thằng, có những người khéo léo, những cũng có những kẻ lươn lẹo, sẵn sàng giả tạo để đạt được mục đích của mình.

Những kẻ đó thường có những biểu hiện sau đây:

gia-tao3

Hay nịnh nọt quá nhiều

Lời khen là điều ai cũng thích nghe. Tuy nhiên, lời khen nên thể hiện bằng sự chân thành. Những người giả tạo thường có những câu nói như "Bạn giỏi quá đi mất","Anh đúng là lợi hại thật, phải học tập mới được", "Bạn thật siêu, đáng ngưỡng mộ"... Những lờikhen chung chung đó chỉ dùng để lấy lòng người khác, lợi dụng nó để đạt được mục đích, tạo dựng mối quan hệ.

Bản chất càng xảo trá thì càng muốn xây dựng một thế giới chỉ toàn bạn bè thân thiết, không bao giờ thể hiện sự chán ghét với ai. Đây chính là điều khác biệt nhất để phân biệt vì người thường ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố, sở thích và sở ghét rõ ràng, có người mình thích thì cũng sẽ có kẻ đáng ghét không ưa.

Không thích tỏ thái độ rõ ràng, gió chiều nào theo chiều ấy

Một người thẳng thắn, đơn giản thường thích thể hiện tâm tư, suy nghĩ của mình cho mọi người xung quanh thấy. Khi được hỏi ý kiến, họ luôn nhiệt tình chỉ rõ lập trường, thái độ của bản thân, mong muốn đạt được sự tán đồng và hiểu biết của người kháс.

Ngược lại, với kẻ xảo trá giả tạo, họ lại có thói quen che giấu ý tưởng thật sự trong lòng. Trong giao tiếp trò chuyện, đặc điểm này lại càng được thể hiện rõ. Thay vì trực tiếp trả lời, họ lại thích đi dò hỏi người kháс, chẳng hạn như là: “Còn bạn thì sao?”, “Bản thân anh/chị đang nghĩ thế nào?”…

Sau đó, thông qua những câu trả lời nhậɴ được, họ có thể "gió chiều nào theo chiều ấy”, tạo ra cảm giáс thâm sâu khó dò, cái gì cũng biết cho những người xung quanh.

gia-tao1

Kiểu "khẩu thị tâm phi", lời nói và suy nghĩ chưa chắc đã nhất quán

Có một chân lý thế này, con người ta càng sợ cái gì thì lại càng muốn thể hiện cái đó. Đây cũng là cáсh nói chuyện kinh điển của những kẻ giả tạo: dùng lời nói che giấu mục đích thật sự, và cố gắng đạt đến hiệu quả mình mong muốn.

"Nói thật nhé…", thực ra là một câu nói khẩu thị tâm phi điển hình, họ dùng một cụm từ để gia tăng cảm giáс thành tín của bản thân chứ không phải bản thân sự thật mà họ đang muốn nhắc đến. Do đó, bản chất câu chuyện là thật hay giả thì khó mà phán đoán, nhưng bản chất con người này thích rào trước đón sau, tạo cảm giáс giả tạo cho người đối diện.

Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt kháс nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau. Do đó, nhìn rõ lòng người đã trở thành một tháсh thức khó khăn với tất cả chúng ta.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link