4 cây không nên trồng ở trong nhà
Thời xa xưa, ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt hằng ngày của con người mà còn là nơi lưu truyền văn hóa, tinh thần gia đình.
Người xưa cũng có những yêu cầu khắt khe về cách bố trí môi trường xung quanh nhà mình. Dưới đây là 4 cây mà người xưa khuyên không nên trồng trong nhà.
1. Cây bách
Đó là vì cây bách thường được trồng ở một số ngôi mộ, nghĩa trang nếu trồng trong nhà sẽ mang lại "âm khí", xui xẻo. Người xưa cho rằng cây bách gắn liền với cái chết và không thích hợp để trồng trong nhà.
Trên thực tế, cây bách có tuổi thọ rất dài, có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. Mùi do loại cây này tỏa ra rất nồng và một số người có thể bị dị ứng sau khi ngửi.
Cây bách dáng cao, xanh tươi quanh năm xanh tươi, cành lá dày đặc không hề cho ánh sáng len qua do đó mang lại cho người ta cảm giác nặng nề. Hiệu ứng thị giác này có thể ảnh hưởng đến bầu không khí trong nhà, mang lại cảm giác u ám.
Hơn nữa, khi cành lá dày đặc như vậy sẽ che chắn ánh sáng chiếu vào nhà, mà trong phong thủy, nếu ánh sáng dương không vào nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của gia đình.
Đồng thời, cây bách có hệ thống rễ phát triển tốt và có thể gây hư hại đến nền móng và kết cấu công trình của sân nếu không được trồng đúng cách. Vì vậy, người xưa khuyên không nên trồng cây bách trong sân nhà.
2. Cây dương
Người xưa có câu: “Trước sân không trồng dâu, đằng sau nhà không trồng liễu, giữa sân không trồng "ma vỗ tay"”. Thực chất “ ma vỗ tay" này là chỉ cây dương. Tại sao vậy?
Trên thực tế, người xưa có những trải nghiệm nhất định khi gió thổi mạnh vào cây dương, lá cây xào xạc, giống như người ta vỗ tay.
Nó phát ra từ tiếng lá cây dương va vào nhau khi gió thổi tạo nên những tiếng "bạch bạch", như thể có người đang vỗ tay. Những tiếng "vỗ tay" này nghe rất đáng sợ vào ban đêm, có thể gây mất ngủ, bất an.
Ngoài ra, những cây dương thực sự không thích hợp để trồng trong sân. Trước hết, loại cây sinh trưởng nhanh này phát triển nhanh, cành tương đối giòn. Nếu mưa gió lớn, cành dương có thể bị gãy, đè lên nhà hoặc rơi vào đầu người bên dưới, rất mất an toàn.
Những cây dương sẽ "đổ tuyết" vào mùa xuân. Đó là khi những bông hoa của chúng nở kiểu như hoa của cây bông, dạng sợi mịn, bay tứ tán trong gió trông như tuyết rơi. Nhìn có vẻ rất đẹp nhưng có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho...
Vì thế, người xưa khuyến cáo không nên trồng cây dương trong sân.
3. Cây dâu tằm
Cây dâu tằm là loại cây có giá trị kinh tế quan trọng từ xa xưa, lá dâu là thức ăn quan trọng để nuôi tằm, dâu tằm cũng là loại trái cây được người dân ưa thích.
Tuy nhiên, từ "dâu" trong tiếng Hán Việt đồng âm với từ "tang", khiến cho nên người xưa cho rằng việc trồng dâu trong nhà là điều xui xẻo.
Vì vậy, dù vai trò quan trọng của cây dâu trong sản xuất nông nghiệp nhưng người dân vẫn rất thận trọng khi trồng cây dâu quanh nhà để tránh gặp điều xui xẻo.
Hệ thống rễ của cây dâu cũng rất phát triển, có thể làm hỏng móng nhà. Ngoài ra, dâu tằm khi ra quả có vị ngọt, dễ thu hút các loài chim, côn trùng, chuột và kiến, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nhà. Quả ngọt rụng "nhuộm màu" đen kịt khắp nơi cũng khiến chúng ta khó khăn trong việc dọn sân.
Do đó, người xưa khuyên không nên trồng dâu tằm trong sân.
4. Cây liễu
Cây liễu cũng nằm trong danh sách những loại cây không nên trồng quanh nhà. Mặc dù cây liễu có giá trị thẩm mỹ cao trong nghệ thuật sân vườn nhưng người xưa vẫn lưu ý đến những điều cấm kỵ này khi trồng cây liễu xung quanh nhà mình.
Từ xa xưa, cây liễu thường gắn liền với những cảm xúc như chia ly, buồn bã, chán nản trong tâm hồn con người. Do đó, người xưa cho rằng không nên trồng liễu ở trong sân.
Cây liễu là cây ưa nước, mang hơi thở lạnh lẽo nên việc trồng ở gần nơi ở của con người khiến môi trường trong nhà ẩm ướt, con người cũng dễ bị lạnh lẽo.
Trồng cây liễu cũng làm mất cân bằng âm dương, hút nhiều âm khí, làm cho trước cửa nhà bạn thêm ảm đạm, thiếu sinh khí.
Hơn nữa, bề ngoài liễu khá mềm mại, ủ rũ, yếu đuối ảnh hưởng đến tinh thần của người trong nhà. Nếu mọi người lúc nào cũng buồn bã, thiếu sức sống thì khó mà vươn lên làm giàu, xây dựng gia đình thịnh vượng được.
Do đó, người xưa khuyên không nên trồng liễu trước nhà để tránh mang lại không khí không may mắn cho gia đình.
Để lựa chọn cây trồng trong nhà, người xưa khuyên nên chọn các cây có dương khí mạnh, ý nghĩa tốt lành như mộc lan, tường vi, hồng, lựu, táo tàu, mộc hương, bóng tuyết...
3 Cây Không Nên Trồng Ngoài Mộ
-
Cây Trúc Đào (Nerium oleander)
- Quan Niệm Phong Thủy: Theo quan niệm phong thủy, cây trúc đào không nên trồng ngoài mộ vì nó chứa nhiều độc tố, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc hoặc nuốt phải. Trong truyền thống, cây trúc đào thường liên quan đến cái chết và sự đau khổ, không phù hợp với không gian tôn vinh và tưởng niệm người đã khuất. Trồng loại cây này ngoài mộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến vận khí và không tạo được môi trường yên bình.
-
Cây Xương Rồng (Cactaceae)
- Quan Niệm Phong Thủy: Cây xương rồng với gai sắc nhọn được coi là không may mắn khi trồng ngoài mộ. Trong phong thủy, các cây có hình dạng hoặc đặc tính đâm chích không chỉ tạo cảm giác cằn cỗi mà còn có thể gây ra năng lượng tiêu cực. Để tôn vinh người đã khuất, cần lựa chọn các loại cây tượng trưng cho sự bình an và thanh thản, thay vì những cây có hình dáng có thể gây cảm giác xấu.
-
Cây Cỏ Lau (Typha)
- Quan Niệm Phong Thủy: Cỏ lau thường gắn liền với các vùng đất ngập nước và có khả năng lan nhanh. Trong phong thủy, cỏ lau không được khuyến khích trồng ngoài mộ vì nó có thể mang lại cảm giác lộn xộn và thiếu trang trọng. Cỏ lau cũng có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự tôn nghiêm của không gian tưởng niệm.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)