Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn sắc nhọn nhưng không nguy hiểm.
Thân cây lưỡi hổ có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn rất đặc trưng. Hoa lưỡi hổ nở thành từng cụm với nhau, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Có tới hơn 70 loài lưỡi hổ trên thế giới, phổ biến nhất hiện nay đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Theo quan niệm phong thủy dân gian, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, xua đuổi điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Lưỡi hổ còn có thể dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đối tác vào các dịp mừng năm mới, tân gia, an cư lạc nghiệp.
Do vậy từ xưa nhiều gia đình thích trồng lưỡi hổ thành một hàng rào trước nhà hoặc trồng thành hàng trước cửa các tòa nhà.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…
Những tuổi kỵ (khắc) cây lưỡi hổ vàng là: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…
Những tuổi kỵ (khắc) với cây lưỡi hổ viền vàng là: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…
Một số lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Tưới nước: Lưỡi hổ có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước. Bạn chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần là đủ, tưới nhiều dễ bị úng.
Ánh sáng: Lưỡi hổ ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu thay vì thời tiết nắng gắt.
Nhiệt độ và dinh dưỡng: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Nếu quá nóng hay quá lạnh đều có thể khiến cây bị ảnh hưởng xấu.