Kiêu hãnh và định kiến
Trước khi con cái kết hôn, hai bên gia đình là người xa lạ, hoàn cảnh sống, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn cũng hoàn toàn là khác nhau. Thế nhưng khi về chung một nhà, bên có điều kiện tốt sẽ thường khinh thường bên kia, hoặc tỏ ra thái độ ngạo mạn. Khiến cho cuộc sống hôn nhân của con cái trở nên khó khăn, mâu thuẫn.
Có nhiều cặp vợ chồng chẳng chịu nổi mà phải ly hôn. Có phải là ngu ngốc khi hi sinh hôn nhân và hạnh phúc của con cái vì cái gọi là cảm giác ưu việt của bản thân mình?
Tất nhiên cũng có nhiều bậc cha mẹ có phẩm chất cao, lúc nào nghĩ cho con cái. Tuy có chút không hài lòng với nhà chồng của con nhưng chẳng bao giờ thể hiện ra ngoài.
Tham lam và tư lợi
Trong mắt của một số bậc cha mẹ, con cái chính là cái máy để kiếm tiền. Khi chúng lấy chồng, bố mẹ chồng sẽ trở thành đối tượng chèn ép. Nghĩ mà xem, ai lại muốn cưới một người con dâu có bố mẹ như vậy?
Con cái không phải là cỗ máy kiếm tiền. Chúng có thể tự mình tạo dựng một cuộc sống thật tốt đẹp. Khi tiếp xúc với bố mẹ chồng của con gái, nhất định không nên quá ích kỷ và tham lam, nếu không sẽ làm hại con cái và không được lợi ích gì nhiều.
Oán hận và tranh chấp
Trên đời này không có cặp vợ chồng nào là không cãi nhau, nếu con cái cãi hau hãy cho chúng thời gian để tự giải quyết, hai bên đừng vội can thiệp.
Việc cha mẹ mong muốn bảo vệ con cái là điều dễ hiểu, nhưng sẽ là điều không khôn ngoan nếu bực tức với nhà chồng của con vì điều này. Hoặc thậm chí là đến tận nhà chồng của con gái để điều tra, thăm dò.Điều này chỉ khiến mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng căng thẳng.
Cha mẹ chính là trụ cột của gia đình, kinh nghiệm sống và trí tuệ hơn con cái. Nếu có mâu thuẫn thì phải phối hợp để cùng nhau giải quyết kịp thời.
Vì hạnh phúc của con, xin hãy từ bỏ đi sự kiêu ngạo và thành kiến. Giấu đi sự ích kỷ và tham lam của chính mình.