4 bữa tiệc quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc: Mỗi bữa tiệc mang 1 bài học quý báu

22:46, Thứ năm 25/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết 4 bữa tiệc quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc, nếu chỉ cần hiểu được một phần, tầm nhìn của bạn ắt rộng mở.

Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn ở châu Á, cái nôi của nhân loại với nền văn minh được xuất hiện từ rất sớm và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Bạn có biết 4 bữa tiệc quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc, nếu chỉ cần hiểu được một phần, tầm nhìn của bạn ắt rộng mở.

1. Tiệc Bách Tẩm

Dân gian lưu truyền, một ngày nọ, Tề Hoàn Công đã tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi các quan đại thần. Trong bữa tiệc, Bảo Thúc Nha đã sai người mang một con bò sống đã được trói tới. Ông dắt con bò tới trước mặt Ninh Thích và ném sợi dây buộc con bò cho Quản Trọng rồi nghiêm túc hỏi:

"Ninh Thích, có còn nhớ ngày xưa chúng ta nghèo tới nỗi không đủ ăn, phải ngủ ngoài cổng thành, cắt cỏ chăn trâu cho người ta để kiếm sống không?"

"Quản Trọng, ngươi còn nhớ lần trốn khỏi nước Lỗ, bị trói vào ngục tối, nhắm mắt chờ chết không?"

"Công chủ khi đó lưu lạc ở nước Cử, ngày ngày sợ hãi, giống như con bò mập chờ bị làm thịt, ngươi quên rồi sao?"

   Tiệc Bách Tẩm

Tiệc Bách Tẩm

Những câu hỏi này đã khiến Tề Hoàn Công cảm thấy xấu hổ và hủy bữa tiệc để bàn bạc việc nước với các quan đại thần. Chính trong đêm đó, Tề Hoàn Công cùng với sự giúp đỡ của các quan đại thần đã vạch ra được chiến lược "tôn vương nhương di", dần dần tiến tới địa vị bá chủ thời Xuân Thu.

Bài học: Người không biết lo xa sẽ ắt gặp cái họa gần. Sống ở đời, chúng ta cần cần giữ cho mình cái tâm cảnh giác và tạo cho bản thân đủ áp lực để phát huy tiềm năng của mình. Hãy thúc đẩy bản thân nhiều hơn thì bạn có thể chuẩn bị cho nguy hiểm giữa bình yên và hoàn toàn có thể bình tĩnh đối phó khi giông bão xảy đến.

2. Tiệc Tuyệt Anh

Vào năm 606 trước Công nguyên, Sở Trang Vương đã đánh bại Lục Hỗn và giành chiến thắng trở về. Trong bữa tiệc mừng, người vợ lẽ Hứa Cơ của ông đã ca hát và nhảy múa mừng công trong bữa tiệc. Trong bữa tối, một cơn gió thổi tắt đèn tạo điều kiện cho một người say rượu chọc ghẹo Hứa Cơ. Trong cơn hoảng loạn, nàng đã giữ lại được tua đỏ trên mũ của người đàn ông đó và nói với vua thắp đèn để tìm ra người thô lỗ đó nhưng ông lại giải vây cho cấp dưới.

Sau đó, khi ông gặp nguy hiểm lại được tướng đó cứu và thường xuyên lập chiến công cho nước Sở.

Bài học: Ai cũng có thể gặp sai lầm, thay vì đổ lỗi, sự bao dung sẽ có thể dễ chiếm được cảm tình của mọi người hơn.

3. Tiệc Hồng Môn

Năm 207 TCN, Lưu Bang dẫn đầu tấn công Hàm Dương ai cũng cho rằng Lưu Bang có dã tâm làm vua. Một đội quân 40 vạn quân gồm hơn chục chư hầu đã tiến vào Quan Trung dưới sự chỉ huy của Hạng Vũ và tổ chức tiệc ở Hồng Môn với ý định muốn thẩm vấn Lưu Bang.

Ngày tổ chức tiệc, Lưu Bang cũng chỉ dẫn theo vài thân tín và kính cẩn nói:

"Khi vào Quan Trung, tôi không dám lấy gì cho mình, đăng ký quan dân, niêm phong kho hàng, đợi tướng quân đến, tôi ngày đêm mong chờ tướng quân đến, làm sao có thể dám làm phản?"

Thái độ chân thành của Lưu Bang đã khiến Hạng Vũ tưởng rằng mình đang lấy lòng tiểu nhân để đo lòng quân tử, cơn tức giận của Hạng Vũ cũng vậy mà biến mất. Trong bữa tiệc, Lưu Bang luôn tuân thủ một nguyên tắc, hễ cứ có chuyện thì quỳ xuống xin lỗi, giả bộ tới cùng. Sau đó, Hạng Vũ đã hoàn toàn mất cảnh giác trước Lưu Bang và còn phong ông là Hán Vương.

Bài học: Người quân tử muốn làm nên được đại sự thì phải biết "nhẫn". Nhiều người thất bại bởi họ chỉ vì những cái lợi nhất thời trước mắt.

4. Tiệc uống rượu thanh mai

Tiệc uống rượu thanh mai luận anh hùng

Tiệc uống rượu thanh mai luận anh hùng

Năm 196 sau Công nguyên, Lưu Bị được Hán Hiến Đế của nhà Hán phong làm Hoàng thúc nhắm mục đích chế ngự Tào Tháo. Điều này đương nhiên khiến Tào Tháo nảy sinh những nghi kị, ông bày ra tiệc rượu thanh mai để chiêu đãi Lưu Bị trong phủ nhằm kiểm tra thật hư.

Sau khi biết chuyện, Lưu Bị bôi đất trong vườn rau lên mặt và tỏ ra một vè hết sức thanh nhàn. Trong bữa tối, Tào Tháo không ngừng thử cách nhìn nhận, đánh giá tham vọng của Lưu Bị. Lưu Bị dù trong lòng biết rõ, vẫn phải cố tình tỏ ra vụng về, nói năng không đúng trọng tâm. Tào Tháo vì vậy đã mất cảnh giác trước Lưu Bị, nhờ đó Lưu Bị cũng có cơ hội dẫn quân bỏ chạy.

Bài học: Là phúc hay là họa, tất cả sẽ phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Đôi khi, sự vụng về cũng là một loại trí tuệ giúp tránh được những điều không may.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm