1. Bổ sung thêm vitamin B6
Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt v.v… Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.
Nếu các loại vitamin vẫn gây khó chịu cho bạn mỗi lần dùng, nên trao đổi với bác sĩ để được cung cấp những loại vitamin khác ít hiệu lực hơn cho đến khi chứng buồn nôn giảm dần. Một số mẹ bầu thấy chứng buồn nôn sẽ giảm nhiều khi dùng vitamin trước khi ngủ hoặc mới thức dậy vào buổi sáng, vì vậy bạn cũng có thể áp dụng cách này nếu thấy phù hợp.
Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.
2. Dùng chanh tươi
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
3. Uống đủ nước hằng ngày
Nước là phương thức đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho nôn mửa, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén. Mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho bào thai, nên việc uống nhiều nước rất có lợi cho cả mẹ và bé.
4. Sử dụng gừng
Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.
5. Ăn trước khi đi ngủ
Các chuyên gia khuyên chị em nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ. Bữa ăn này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu của bạn vào ban đêm và có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hôm sau.
6. Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt
Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh. Mẹ bầu cũng nên bổ cung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng.
7. Ăn đủ 3 bữa
Các mẹ bầu thường có tâm lý bị nôn ói nhiều nên sẽ để bụng đói, tuy nhiên đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chị em có biết càng đói thì các mẹ càng bị nghén nặng hơn đấy. Để giảm nôn ói, mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường.
8. Ngủ đủ giấc
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.
9. Uống trà bạc hà
Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.
10. Ăn vặt
Bạn chỉ cần ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Sau đó, bạn sẽ quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức. Thêm vào đó, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ acid thừa trong dạ dày. Kết quả là, bạn sẽ tránh được tình trạng dư axit, dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.
11. Tránh xa môi trường nhiều mùi
Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói. Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.
12. Tránh xa các món dễ gây buồn nôn
Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng. Mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, vì không chỉ có nguy cơ mang lại dị tật cho thai nhi, loại thức uống này còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.
Xem thêm:
7 CÂU HỎI quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua khi ĐI KHÁM THAI
BÍ QUYẾT chăm con ĐẸP DÁNG, SÁNG DA, VÓC DÁNG CÂN ĐỐI ngay từ ngày đầu lọt lòng
7 loại THỰC PHẨM nên ăn vào buổi tối giúp mẹ bầu NGỦ NGON, thai nhi KHỎE MẠNH