5 bước cơ bản giúp con cải thiện 'bệnh' lười học

( PHUNUTODAY ) - Lười học là tình trạng mà nhiều trẻ gặp phải. Nếu cha mẹ không sớm tìm ra giải pháp sẽ khiến trẻ mất gốc, ngày càng khó giải quyết.

Chuẩn bị chu toàn mọi thứ khi ngồi vào bàn học

Nhiều trẻ có thói quen làm việc khác khi đang học bài như: Đi uống nước, đi vệ sinh, chạy ra khỏi bàn học tìm kiếm sách vở… Việc này làm giảm sự tập trung của trẻ và khiến cha mẹ khó chịu.

Để giải quyết triệt để vấn đề trên, cha mẹ hãy hướng dẫn con chuẩn bị chu toàn trước khi học, chỉ để con rời khỏi bàn học khi thật sự cần thiết. Điều này giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung, giúp chất lượng học tập cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, trong quá trình học, cha mẹ không nên để con nghịch điện thoại hay đồ chơi.

2

Trước khi làm bài, hãy lập danh sách kế hoạch

Cha mẹ hãy hướng dẫn con xây dựng kế hoạch khoa học trước khi bắt tay giải quyết bài tập. Chẳng hạn như liệt kê số lượng bài tập các môn cần hoàn thành, sắp xếp việc cần làm theo mức độ ưu tiên. Như vậy, trẻ sẽ dễ hình dung những việc mình cần làm, không bị bỏ sót, không bị choáng ngợp.

Trong quá trình con học, cha mẹ có thể để một chiếc đồng hồ trên mặt bàn để giúp con ước tính thời gian. Trẻ sẽ có động lực hoàn thành bài về nhà theo quy định đã đặt ra trước đó.

Phối hợp tốt với cô giáo để xử lý tốt các vụ quên làm bài tập của trẻ

Với một đứa trẻ, lời nói có trọng lượng nhất ở trường là cô giáo. Mặc dù ba mẹ có thể để trẻ tự giác mà không bắt trẻ học nhưng nếu không có sự kết hợp với thầy cô thì không nhắc trẻ sẽ quên luôn. Trẻ không học, bài tập vẫn đấy. Không ai khác ngoài cô giáo sẽ là người phạt trẻ vì tội không làm bài. Sau vài lần bị phạt trẻ sẽ dần ý thức việc học là của mình.

4

Tuyệt đối không bênh trẻ khi trẻ bị cô mắng

Chắc hẳn ba mẹ nào cũng sẽ cảm thấy thương con khi con bị phạt, bị mắng ở lớp. Tuy nhiên, ba mẹ không nên nóng vội trong những trường hợp này. Nếu bé bị phạt do lười học, không chú ý nghe giảng,… ba mẹ hãy “mềm nắn rắn buông”. Hãy vừa cho bé hiểu rằng bé đã sai và nhận phạt từ cô giáo là điều tất nhiên, ba mẹ không thể bênh được.

Tất nhiên sau đó, đừng quên dỗ bé, chỉ cho bé sai ở đâu, nhắc nhở bé lần sau không được tái phạm nữa. Việc để bé chấp nhận bị cô mắng, cô phạt khi bé phạm lỗi là rất cần thiết. Nhờ đó bé sẽ tự lập hơn, tự nhận thức được lỗi sai của mình để không phạm phải nữa.

Kiểm tra sau khi con đã hoàn thành

Cha mẹ không nên ngồi kèm con học bởi như vậy sẽ gây căng thẳng cho trẻ. Nhưng cha mẹ cũng không thể phó mặc, không quan tâm đến trẻ. Sau khi con học xong, các bậc phụ huynh nên dành thời gian kiểm tra xem con đã hoàn thành bài tập chưa, còn điều gì vướng mắc, đã học thuộc lòng lý thuyết?

Việc cha mẹ kiểm tra vào cuối buổi sẽ giúp trẻ cảm thấy được sự quan tâm sát sao, từ đó chú tâm học tập hơn. Đặc biệt, việc kiểm tra còn giúp trẻ củng cố khả năng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức, có hứng thú làm bài tập hơn.

Trong quá trình kiểm tra, cha mẹ nên dành những lời khen, lời động viên cổ vũ tinh thần con. Điều này sẽ giúp trẻ hăng hái, thiết lập sự tự tin. Hãy đưa ra cho con những phản hồi tích cực khi trẻ có sự tiến bộ theo từng ngày. Đồng thời, nếu cha mẹ thấy con chưa nắm vững phần kiến thức nào thì hãy giúp con tìm ra giải pháp, hướng dẫn một cách nhẹ nhàng.

Từ những phương pháp đơn giản, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng để giúp con hình thành thói quen học tập tốt, không còn trì trệ và lười biếng trong việc học.

Theo:  xevathethao.vn copy link