4 câu nói ''vạ miệng'' đặt dấu chấm hết cho tiền đồ của bạn, đáng tiếc nhiều người đang mắc phải

09:40, Thứ tư 19/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Người thông minh sẽ lựa chọn lời nói của mình một cách khôn ngoan. Và họ sẽ không bao giờ nói những điều này trong công việc của mình.

"Không thành vấn đề!"

Nếu như có ai đó nhờ vả bạn làm một điều gì đó, hay cảm ơn bạn vì đã giúp họ và bạn nói rằng không vấn đề gì. Điều đó có nghĩa là lời nói cảm ơn của họ trở thành vấn đề. Điều này khiến bạn cảm giác như họ đang ngồi trên đầu bạn và có thể sai khiến bạn bất cứ lúc nào.

Trong mọi mối quan hệ lúc nào cần có sự bình đẳng, ngay cả khi đó là sếp và nhân viên. Thế nên khi bạn muốn giúp đỡ ai đó, thay vì nói không thành vấn đề, hãy biết cách từ chối nhẹ nhàng bằng cách khen ngợi rằng họ có thể làm được việc đó tốt hơn bạn làm.

"Thật không công bằng!"

Cuộc đời này vốn dĩ không có công bằng. Nhưng nói rằng mọi thứ không công bằng có nghĩa là bạn tin mọi thứ phải bình đẳng, điều này khiến bạn trở nên trẻ con, thiếu hiểu biết.

BN-TO387_WORKFA_J_20170523092908

Bạn không muốn hình tượng của chính mình xấu đi trong mắt mọi người, hãy quan sát thực tế, có thiện chí xây dựng và bỏ qua việc giải thích.

Thay vì nói rằng bản thân phải nhận lấy sự bất công thì bạn có thể nói: "Tôi muốn biết lý do tại sao bạn cảm thấy rằng tôi không phải là một người phù hợp, bởi vì tôi có thể cố gắng phát triển những kỹ năng đó."

"Tôi vẫn luôn làm theo cách đó"

Thất bại lớn nhất trong cuộc đời chính là sự bảo thủ của bản thân. Bảo thủ chính là việc người ta không muốn nghe lời khuyên nhủ từ người khác, lúc nào cho rằng bản thân mình đúng. Không chấp nhận sự thật, không chịu nhận mình sai mà thường hay "cãi cùn" trong những cuộc tranh luận và trở nên nóng nảy.

240_F_420709159_X5B2rtAKNn6cG5Q43ZRoo7z30OH20CtN

Người bảo thủ thường từ chối lắng nghe và bướng bỉnh khiến họ khó chấp nhận cái mới và cứ phải sống mãi trong lối nghĩ cũ, khó thay đổi, không linh động. Thậm chí dù biết mình sai vẫn cố chấp bảo vệ cái tôi cá nhân thay vì chấp nhận ý kiến và thay đổi.

Bảo thù còn là thái độ không dám thùa nhận sai lầm, không dám phủ định cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn chỉnh hơn, tốt đẹp hơn. Thế nên đừng bảo thủ trong công việc. Thế giới luôn thay đổi mỗi ngày, những điều bạn nghĩ hôm qua thì hôm nay có thể đã không còn phù hợp nữa. Người khôn ngoan chính là biết cách học hỏi để thu về lợi cho mình.

240_F_458926699_oKGF6JX1nT1UhzZPB4nWyyakN17jHN4B

"Đó không phải lỗi của tôi!"

Rất nhiều người có thói quen bản thân làm sai nhưng không nhận rồi chọn cách đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi dần trở thành thói quen trong xã hội ngày nay. Thậm chí đôi khi chúng ta không nhận ra mình đã và đang trở thành một phần của "văn hoá đổ lỗi".

Thời điểm bạn đổ lỗi hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho ai đó là thời điểm mọi người sẽ bắt đầu nhìn nhận bạn như một cá nhân thiếu trách nhiệm và tinh thần đồng đội. Khi có việc phát sinh dẫn đến sự cố, ngay cả khi không phải lỗi của bạn, hãy tìm cách khắc phục và trình bày cách giải quyết thay vì giải thích lỗi ấy thuộc về ai.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Truy Nguyệt