4 câu triết lý nhân sinh lưu truyền hàng vạn năm, giúp con người cả đời hưởng lợi

15:00, Thứ năm 30/04/2020

( PHUNUTODAY ) - Nhân sinh vô thường, vạn vật suy chuyển. Dưới đây là 4 câu nói triết lý của cổ nhân được lưu truyền hàng vạn năm. Lĩnh ngộ được sẽ rũ bỏ buồn khổ, cả đời hưởng lợi.

Nước chảy bất phân trước sau

10-loi-nhan-1

Lão Tử có câu: "Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh". Câu này có nghĩa, không tranh giành không phải là không nỗ lực, sống nhu nhược mà chính là tôn trọng quy luật thế gian, bảo toàn sự cân bằng, không vì lợi nhỏ trước mắt mà mất mối lợi lớn, làm những việc trái với lương tâm. Để rồi một ngày ngoảnh đầu nhìn lại, không còn nhận ra mình là ai nữa. 

Nước tự động chảy, thuận theo tự nhiên, cóp nhặt từng giọt, khi thời cơ đến sẽ tự động khởi phát. 

Người tính không bằng trời tính

a9c24-CTQK

Con người sống trên đời, ai chẳng có những toan tính riêng cho chính mình và cho cả người khác. Nhưng người tính không bằng trời tính. Trời tính, không phải xem người thờ cúng, lễ tạ được bao nhiêu, mà cái "đức" tích dày như thế nào. Trời đất vô tư, lấy đức làm nền tảng, đức tích càng nhiều, trời ắt bảo vệ, viên mãn tề thiên.

Thiên hạ khắp nơi là của cải, một phần lao động, một phần cơm

Oán trời, trách người không bằng quất roi thúc ngựa đi làm. Trên thế gian này khắp nơi đều là cơ hội, chỉ là con người có nhìn thấu và dãm làm hay không. Được được một việc, ăn được một phần cơm. Có lao động mới có thể hưởng lộc. Trời cao vốn rất công bằng, đừng mơ mộng nhàn hạ, há miệng chờ sung. 

Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau

Bi ai lớn nhất của đời người không phải là nghèo khó, mà là tinh thần bị tê liệt, ý chí bị mài mòn. Người chết tâm, không thể tự nhận ra nỗi bi ai của mình, mà phải nhờ đến đôi mắt của người khác. Người chết tâm, mọi nhiệt huyết đều là lụi tàn, không còn muốn tiến lên, chỉ muốn giậm chân tại chỗ, thậm chí lùi về phía sau, tự tạo bước đường cùng cho chính mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh