4 đặc điểm của người sở hữu EQ thấp, khắc phục sớm mới có thể thành công

12:36, Thứ bảy 05/08/2023

( PHUNUTODAY ) - Việc nâng cao chỉ số EQ không chỉ giúp bạn tạo thiện cảm khi giao tiếp, mở đường cho sự thành công trong tương lai.

EQ, viết tắt của "Emotional Quotient" hay Chỉ số Trí tuệ Cảm xúc, thường dùng để chỉ khả năng cảm xúc của mỗi cá nhân. Trí tuệ cảm xúc mô tả khả năng, năng lực và kỹ năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác và của các nhóm cảm xúc.

So với IQ (Chỉ số thông minh của não bộ), EQ cũng là yếu tố quan trọng không kém để quyết định tương lai của một người có thành công hay không.

Nhận biết người có EQ thấp không khó, chỉ cần lắng nghe cách họ nói chuyện và giọng điệu cũng đủ để nhận biết.

Giọng điệu ra lệnh

Ví dụ: "Xin lỗi, bạn có thể giúp tôi lấy tài liệu được không?". Cách diễn đạt như vậy mang tính lịch sự hơn và tôn trọng người khác, không tạo áp lực và không làm ai cảm thấy bị sai khiến.

eq-thap

Nghi ngờ

Những người có EQ thấp thường sử dụng giọng điệu hoài nghi trong giao tiếp với người khác. Họ thường yêu thích sử dụng một số câu như: "Bạn chắc chắn sao?", "Thật sự vậy à?"...

Giọng điệu hoài nghi thể hiện sự không tin tưởng đối phương và mang tính tiêu cực. Nếu giọng điệu nghi ngờ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, nó sẽ tạo ra sự rối ren giữa hai bên và làm gia tăng khoảng cách giữa họ.

eq-thap1

Hỏi ngược

Giọng điệu chất vấn, hỏi ngược thường thể hiện sự phản đối mạnh mẽ hơn cả giọng điệu nghi ngờ, và đồng thời mang tính tiêu cực cao hơn, thậm chí có thể chứa sự khinh thường đối phương. Ví dụ: "Tôi đã nói với cậu rồi mà, sao cậu không hiểu?", "Việc đơn giản như vậy mà cậu không làm được à?"...

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang