1. Khó thở
Khác với khi còn thức, trong quá trình ngủ hơi thể con người sẽ ở trong trạng thái nhẹ và đều. Chính vì vậy mà trong khi ngủ bạn cảm thấy khó thở, bạn hãy cảnh giác với các vấn đề sức khỏe sau:
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng bị khó thở đi kèm với ngáy liên tục thường được xem là biểu hiện phổ biến của những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một là đường hô hấp bị tắc trong lúc ngủ khiến luồng khí lưu thông bị giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Hai là do não bộ không gửi các tín hiệu cần thiết để duy trì việc thở trong lúc ngủ. Nhưng bất kể dù là lý do nào đi chăng nữa thì người mắc chứng này sẽ bị ngưng thở nhiều đợt trong suốt cả đêm.
- Có vấn đề về tim: Thông thường những người có vấn đề về tim sẽ bị khó thở hay thở gấp giữa đêm. Nguyên nhân là do, việc ngủ khiến cho khả năng co bóp của tim bị giảm đột ngột, khiến cho quá trình bơm máu từ tim đến phổi bị gián đoạn gây khó thở. Trong trường hợp, bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì nên đi kiểm tra sức khỏe tim ngay bởi căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và khá đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.
- Hen suyễn: Những bệnh nhân bị có thể bị khó thở khi ngủ. Trong trường hợp cơn hen suyễn cấp tính xảy ra, nó sẽ khiến người bệnh phải thở dồn dập, tức ngực, khó thở. Lúc này niêm mạc đường hô hấp bị phù nề, chất nhầy tăng, gây cản trở đường hô hấp.
2. Chóng mặt khi thức giấc giữa đêm
Gặp phải tình trạng thỉnh thoảng chóng mặt 1 hoặc 2 lần là bình thường, nhưng nếu bạn liên tục cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi thức dậy vào nửa đêm thì cần phải đặc biệt chú ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình hoặc thiếu oxy lên não, do quá trình vận chuyển oxy lên não bộ của máu gặp vấn đề. Lúc này, khi tỉnh giấc, người bệnh sẽ rất khó khăn để có thể ngồi dậy, và cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng,… khi đứng lên.
3. Vã mồ hôi vào ban đêm mỗi khi ngủ
Nếu trong trường hợp mỗi khi ngủ dậy thấy cơ thể bị ướt đãm mồ hôi mà không hiểu vì sao thì trước hết bạn hãy áp dụng một số cách để cải thiện tình trạng này. Đầu tiên, bạn hãy thay đổi môi trường ngủ xung quanh bằng cách giảm nhiệt độ phòng xuống giúp không gian mát mẻ hơn, mặc các trang phục nhẹ nhàng, thoải mái, thay đổi chăn nệm có thể thoát mồ hôi,... Tuy nhiên, dù đã thay đổi nhưng vẫn không có ích gì thì nguyên nhân có thể là do hormone của bạn. Ở những người đang trong thời kỳ mãn kinh, hoặc người có vấn đề với chức năng của tuyến giáp thường hay xuất hiện tình trạng mất cân bằng nội tiết, gây toát nhiều mồ hôi vào buổi đêm.
4. Ho nhiều đến mức tỉnh ngủ
Tình trạng ho quá nhiều vào ban đêm, đi kèm với tình trạng ợ nóng - ợ chua thì đó có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, phổ biến nhất ở những người thường có tư thế ngủ thẳng hoặc nghiêng sang phải. Do hai tư thế ngủ này có thể khiến axit trong dạ dày tràn lên thực quản và gây kích ứng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp thì ho đến mức tỉnh ngủ cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn và bệnh tim. Nhận thấy tình trạng ho khục khặc cả đêm không thuyên giảm dù bạn không mắc bệnh, thì đừng chần chừ mà hãy đến gặp bác sĩ ngay.