Đời người thiên biến vạn hóa. Mỗi người một vận trình, số phận khác nhau. Có người thời trẻ khó khăn, lận đận, bị người khác khinh thường nhưng đến hậu vận lại chuyển biến giàu sang, phú quý. Nhưng cũng có người sinh ra đã ngậm thìa vàng nhưng cuối đời lại nghèo khổ, bi ai.
Thông thường, số phận được chia thành 3 loại. Một, khổ trước sướng sau. Hai, sướng trước khổ sau. Ba, nghèo khổ vẫn hoàn nghèo khổ. Chắc hẳn không ít người đau đáu với câu hỏi: Tại sao không thể giàu có cả đời?
Cho dù có năng lực đến mức nào, nhưng không biết nắm giữ tài vận thì mọi thứ sẽ tan biến. Cũng giống như người khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, nửa đời trước khổ cực, khi đã làm được thì mới tận hưởng phú quý.
Cho dù là người sinh ra trong gia đình giàu sang, nhưng nếu không có năng lực giữ vững thì cuối đời cùng phải chật vật.
Nếu quan sát kỹ, 4 kiểu người dưới đây sớm muộn cũng giàu sang, tài vận tìm đến:
1. Không ngừng học tập, đổi mới bản thân, bắt kịp số phận
Khi đến một độ tuổi nhất định, nhiều người đều cho rằng bản thân đã già, không thể theo kịp xu hướng thời đại. Từ đó tư tưởng “bản thân sẽ bị đào thải” xuất hiện. Thật ra, con người càng chín chắn thì càng cố gắng học tập để phát triển, bắt kịp xu hướng của thời đại. Muốn thành công, trước hết bạn cần nâng cao năng lực vfa tầm nhìn. Đó là cách bạn không bị xã hội đào thải, bất kể ở độ tuổi nào.
Trên thực tế, ai cũng muốn bản thân dừng lại, sống cuộc đời an nhàn, tận hưởng vô lo vô nghĩ. Nhưng bản thân nhàn hạ quá lâu sẽ sinh ra thói lười nhác, tụt hậu so với thời đại. Từ đó cuộc đời hiếm khi tìm thấy ý nghĩa. Đó là chưa kể cuộc sống sẽ chật vật hơn đối với những người chưa có sự ổn định trong kinh tế.
2. Không ngừng tiến lên
Có tiền, bạn mới đủ dũng cảm làm những chuyện mạo hiểm hơn. Nhưng nếu không có tiền, bạn vẫn có thể chọn cuộc sống bình thường, an nhàn, vì bản thân không thể chịu đựng sự thua cuộc. Tuy nhiên, sự an ổn này lại tiềm ẩn mối nguy không ngờ. Ổn định, bạn sẽ quá quen với sự an toàn, không muốn làm nhiều, không theo kịp tiết tấu của thời đại, không dám xông pha. Vì vậy, khi có công việc ổn định, bạn vẫn cần phát triển bản thân từng ngày.
3. Sống vì bản thân
Chúng ta thường có một tâm lý chung: Khát khao được thế giới công nhận, nhưng cuối cùng mới nhận ra thế giới là của chính mình, không liên quan đến một ai khác. Bản chất của “làm người” chính là phải hiểu rõ chân tướng “vì ai mà sống”.
Sống vì từng ánh mắt, lời nói của người khác thì sao có thể tìm thấy hạnh phúc? Cuộc đời là của chính mình, phải biết sống cho bản thân!
4. Biết người biết ta
Người bình thường muốn đại phú đại quý, trở thành tỷ phú giàu sang quả thực khó như lên trời. Tất cả không hề đơn giản như tưởng tượng. Điều này còn phải xem vòng quan hệ xã hội rộng lớn thế nào, có bao nhiêu nguồn lực, tài năng đến đâu… Nhưng nếu chỉ dùng tiền tài để đánh giá một người thì quá phiến diện.
Nên biết rằng, người bình thường cũng có “mệnh phú quý”, chỉ là điều này không có nghĩa họ có tiền có quyền, mà chính là họ biết sống có màu sắc và chất riêng. Thế nào mới gọi là sống có màu sắc? Đó chính là biết tìm thấy vui vẻ trong đời thường, thấu hiểu bản thân. Nhiều người không hề nắm trong tay tiền tài bạc tỷ, nhưng họ vẫn cảm thấy dư dả. Đó chính là quan niệm phú quý của họ!