3 không quản
1. Không quản chuyện bao đồng
Làm người, khôn ngoan ở chỗ biết bản thân nên dừng ở đâu và lúc nào. Không quản chuyện không đâu, không phải là vô tâm mà chính là kiểu chừng mực. Bớt quản chuyện của bạn bè, tôn trọng sựa lựa chọn của họ. Bớt quản chuyện của người khác, tránh xa cuộc sống của người khác, có như vậy mỗi người mới có thể thể hiện được cá tính bản thân
Bớt quản chuyện của người thân, chỉ khi có những không gian nhất định giữa những người thân thì gia đình mới thực sự hòa hợp.
Quan tâm chuyện người khác không bằng tự làm tốt chính chuyện của bản thân mình.
2. Không quản chuyện tình cảm người ta
Không làm bà mai mối, không làm người bảo lãnh nếu không bạn sẽ phiền não. Làm người ở giữa cho chuyện tình cảm của người khác là chuyện không dễ dàng chút nào cả. Vì vậy, gặp chuyện tình cảm của người khác, tốt nhất là không nên tham dự.
3. Không quản việc nhà của người khác
Lưỡi với răng còn có khi đánh nhau, huống hồ là người một nhà với nhau thì chẳng khó tránh khỏi mâu thuẫn. Những chuyện của gia đình người khác thì tốt nhất không nên đụng vào. Vì vậy, đừng quản chuyện nhà người khác, chúng ta không có cái quyền hạn này, cũng chẳng có đủ năng lực.
3 không nói
1. Không nói điều xấu
Miệng cái rìu, lời nói là con dao, không nên cái gì cũng nói ra hết, giữ lại cho mình chút khẩu đức. Đừng dại mà công kích điểm yếu của người khác, sát muối vào vết thương của người ta. Con người sống ai cũng có thể diện, ai cũng có tôn nghiêm, ai chẳng ưa sĩ diện, vì vậy, đừng chọc vào điểm yếu của người khác hay nói xấu sau lưng người ta.
2. Không nói lời ngông cuồng
Người tài còn có người giỏi hơn, núi cao còn có núi cao hơn hơn.Phần lớn thất bại đời người đều tới từ hai chữ: một là "lười", hai là "ngạo".
Người thích nói lời ngông cuồng, ngạo mạn, tầm nhìn sẽ trở nên hẹp hơn, không biết thế nào là trời cao đất dày. Trông thì tưởng đang nhe nanh duỗi móng, nhưng thực ra chỉ là một con hổ giấy
3. Không nói lời vô nghĩa
Đừng nói những lời vô ích không có giá trị, nói nhiều cũng vô ích, quan trọng là nói đúng trọng tâm. Lời ít ý nhiều, đây là cảnh giới. Nói, hãy nói sao cho đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, đúng người và nói những lời thích hợp
5 không giúp
1. Không giúp việc quá sức với mình
Giúp đỡ người khác cũng cần phải biết tự lượng sức mình. Những việc người khác nhờ nếu trong phạm vi khả năng của mình, giúp được hãy giúp, còn nếu những việc đó nằm ngoài phạm vi khả năng của mình, đừng miễn cưỡng bản thân đi giúp.
Đừng vì sĩ diện, muốn lấy lòng người khác. Hãy lo cho bản thân mình tốt trước, chăm sóc quan tâm người thân trước tiên.
2. Không giúp việc vượt quá ranh giới
Giữa người với người, dù thân thiết đến mấy cũng cần có chừng mực. Những sự giúp đỡ quá giới hạn thì người khác chưa chắc đã lĩnh ngộ được ý tốt của bạn.
3. Không giúp người không biết cảm ơn
Luôn tồn tại những người xem sự bỏ ra, sự giúp đỡ của người khác là điều hiển nhiên, họ nhận lấy mà không có một chút biết ơn nào. Bạn giúp họ 10 lần, chỉ một lần không giúp thôi họ sẽ trở mặt ngay lập tức. Đến cuối cùng, quay ra trách ngược bạn không nghĩa khí.
4. Không giúp người vừa nghèo vừa không cầu tiến
Cứu người cầu tiến không cứu người nghèo, giúp người khó không giúp người lười. Một người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ là chuyện nên làm, là đang tích phúc cho bản thân. Bạn chỉ có thể cứu một người trong lúc khó khăn chứ không thể thay đổi vận mệnh của ai.
5. Không giúp việc trái đạo đức
Bất kể là bạn bè, người thân ra sao thì khi giúp đỡ cũng phải là người có giới hạn đạo đức. Những chuyện vô đạo đức, vi phạm pháp luật, tuyệt đối không được giúp.
Giúp những việc như này chỉ khiến bạn bè càng lún càng sâu, bản thân cũng bị liên lụy.