4 thời điểm cha mẹ không nên cho trẻ uống nước kẻo gây hại dạ dày

( PHUNUTODAY ) - Trẻ ở trong 4 trường hợp này không nên uống nước. Cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn 3 tháng đầu đời, mẹ không cần phải cho trẻ sơ sinh uống nước. Nó có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tim cũng như não bộ của trẻ. Hơn nữa, nước sẽ khiến bé no và không thể tiếp nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Thời điểm từ 4-6 tháng, bổ sung một chút nước cho trẻ có thể không gây hại. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ không thật sự cần phải uống nước. Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng và nước cho con.

Mẹ chỉ nên cho bé uống nước khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và nước chính cho trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và nước chính cho trẻ trong giai đoạn này.

Uống nước ngay sau khi vận động nhiều

Nhiều bậc cha mẹ thấy con nô đùa đổ nhiều mô hôi nên nghĩ rằng bé cần phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, uống nước một cốc nước lớn sau khi vận động nhiều sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị đau bụng, nôn trớ.

Mẹ nên để bé nghỉ khoảng 15 phút rồi mới uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ để tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Uống nước ngay sau khi ăn

Trẻ uống nước ngay sau khi ăn có thể bị đầy hơi, chướng bụng. Nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn.

Hãy chờ khoảng 20 phút sau khi ăn rồi mới cho trẻ uống nước.

Uống nước trước khi ngủ

Trẻ uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ gây ra gánh nặng cho lá lách, dạ dày đồng thời làm tích tụ thức ăn.

Ngoài ra, nó còn có thể khiến trẻ dễ bị tè dầm trong đêm hoặc phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link