Trước khi tiêu tiền thường dành thời gian để suy nghĩ
Ngày nay các trang mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phát triển. Điều này khiến chúng ta vô tình bị hấp dẫn bởi những lời quảng cáo sản phẩm nhiều hơn, dễ bị cuốn vào những quyết định mua sắm mang tính “bốc đồng” hơn.
Chính vì vậy, để kiểm soát được tài chính của mình trước khi nảy sinh ham muốn mua sắm, hãy tự nhắc bản thân dành ra một ngày để cân nhắc kỹ lưỡng xem món hàng đó có thực sự cần thiết không?
Coi việc tiết kiệm như một thành tựu cá nhân
Có rất nhiều người cho rằng tiết kiệm tiền và để chúng trong sổ tiết kiệm giống như “tiền chết”. Suy nghĩ như vậy khiến họ cảm thấy lãng phí tiền bạc, lo sợ lạm phát leo thang hoặc tình hình kinh tế thay đổi sẽ khiến đồng tiền bị mất giá.
Nhưng chỉ cần điều chỉnh tâm lý một chút, thói quen này cũng có thể sẽ trở nên rất tích cực. Bạn hoàn toàn có thể coi việc tiết kiệm như một thành tựu cá nhân để nhận được cảm giác hoàn thành và thỏa mãn mỗi khi nhìn số tiền trong tài khoản tăng lên.
Bạn cũng có thể phát triển thói quen ghi nhớ mục tiêu tiết kiệm trước khi tiêu dùng và tích cực hóa toàn bộ quá trình sẽ giúp bạn ngăn chặn khá nhiều chi tiêu không cần thiết. Sau khi tiết kiệm được một khoản nhất định bạn có thể lên kế hoạch đầu tư kinh doanh nào đó để tiền của bạn có thể sinh sôi nhanh hơn.
Luôn áp dụng quy tắc 523
Một trong những quy tắc tiết kiệm một nửa thu nhập hầu như không thích hợp với những ai đang ở nhà thuê. Do đó, 523 sẽ linh hoạt hơn với nhóm này:
Đó là 50% tiền lương cho những tiêu dùng cần thiết, chẳng hạn như tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện, tiền ga và phương tiện đi lại;
Còn 20% thu nhập tích lũy là khoản cố định hàng tháng, có thể dùng để tiết kiệm, hoặc tích lũy làm quỹ tạm thời cho trường hợp tai nạn, đau ốm, hoặc khi bạn rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp;
Và 30% còn lại dành cho những tiêu dùng không thiết yếu, bao gồm tất cả các hoạt động giải trí, lễ tết, quà cáp… Trong số 30% này, hãy dự chi khoảng 15% và xếp 15% cuối cùng là khoản có thể tích lũy thêm.
Tuân theo quy tắc 523, bạn sẽ không giàu lên trong một sớm một chiều, nhưng bạn sẽ thấy năng lực quản lý tài chính dần cải thiện đáng kể.
Không tiết kiệm để dành cho con cái
Theo suy nghĩ của nét văn hóa truyền thống của người Á Đông khiến nhiều thế hệ phụ huynh luôn muốn “trải đường” sẵn cho con cái. Họ dành hết khả năng tiết kiệm của cả đời mình để mang lại cho con những nguồn lực tốt nhất.
Tuy nhiên, dù bạn muốn con cái có một xuất phát điểm tốt hơn thì điều quan trọng nhất vẫn là để chúng tự chạy trên chính đôi chân của mình. Những nguồn lực sẵn có chưa chắc đã đem lại ích lợi, mà còn có thể trở thành nguyên nhân khiến con cái sinh ra tính ỷ lại, lười biếng, thích hưởng thụ.