7 bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ, cha mẹ tuyệt đối không thể “làm ngơ”

13:00, Thứ bảy 12/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Các bậc phụ huynh lưu ý về các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ để chủ động phòng tránh cũng như sớm phát hiện và chữa trị kịp thời cho bé yêu của mình.

Sâu răng

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nguyên nhân là do trẻ chưa thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kèm theo một số thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn chứa axit làm tăng nguy cơ gây sâu răng.

Sâu răng thường khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt, trên răng có đốm đen li ti. Bệnh lý răng miệng này vừa gây khó chịu cho trẻ, làm giảm khả năng ăn uống của trẻ vừa khiến cho hàm răng của trẻ mất thẩm mỹ.

sau-rang-o-tre-em

Viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng nướu răng viêm đỏ, sưng lên, dễ chảy máu khi chạm vào. Tình trạng này có thể khu trú ở một vài răng hay có thể xảy ra ở cả hai hàm răng của trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng kém, mảng bám thức ăn nếu không được làm sạch, gây lên men tạo axít, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nhiều trong môi trường miệng, làm nướu viêm đỏ.

Viêm tủy răng

Viêm tuỷ răng là tình trạng răng bị nhiễm trùng đến tuỷ, gây kích thích tuỷ răng. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng đau nhức răng từng cơn liên tục về đêm, khiến trẻ ôm mặt khóc và không ngủ ngon được.

Nguyên nhân là do răng bị sâu, không chữa trị hiệu quả sẽ khiến cho vi khuẩn dần dần ăn sâu vào tủy răng.

Răng sứt mẻ:

Thường gặp khi nhai mạnh vật cứng, tật nghiến răng, ăn hay uống quá nóng, quá lạnh, chấn thương... Nếu nhẹ thường không cần điều trị gì. Với vết mẻ răng lớn gây ê buốt hay ảnh hưởng thẩm mỹ có thể điều trị trám răng thẩm mỹ, bôi thuốc chống ê buốt, trám răng thông thường, nặng hơn có thể phải điều trị tủy hay làm răng sứ, mặt dán sứ veneer vì có những vị trí trám răng khó lưu giữ và hay bị bong vết trám khi ăn nhai.

Rụng răng

Có thể mất một răng, vài răng hay cả hàm răng ở người cao tuổi. Mất răng gây khó khăn trong ăn nhai, răng di chuyển, sai lệch khớp cắn, mất thẩm mỹ, tiêu xương... Điều trị: làm răng giả tháo lắp hoặc cố định. Để làm răng cố định có thể mài răng thật làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant trong xương rồi làm răng trên Implant. Không nên để tình trạng mất răng quá lâu, điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn.

Đau quai hàm (viêm khớp thái dương hàm):

Gây ra cơn đau ở hàm, mặt, vùng tai hoặc cổ, khó khăn khi ăn nhai, nói, há miệng, có thể có tiếng lục cục khi há ngậm miệng. Nguyên nhân: chấn thương, viêm khớp thái dương hàm, thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm, trạng thái stress, tật nghiến răng, khớp cắn sai... Điều trị theo nguyên nhân, có thể phối hợp: liệu pháp tâm lý, thuốc giãn cơ, giảm đau, phẫu thuật, máng nhai, chỉnh răng và các nguyên nhân do răng, khớp cắn.

Răng sỉn màu, đổi màu:

Màu sắc răng khác với bình thường có thể do nhiều nhóm nguyên nhân: nhiễm màu nội sinh (dùng thuốc, bệnh bilirubin máu cao bẩm sinh - răng sữa màu xanh, nhiễm màu Porphyrin - răng màu nâu đỏ), nhiễm màu ngoại sinh (do thức ăn, nước uống có màu, các vi khuẩn sinh màu, các vết trám răng...), nhiễm fluor, mòn răng, sau điều trị tủy, sau chấn thương gây chết tủy răng...

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc