5 bộ phận “HUYỆT TỬ” của trẻ sơ sinh cha mẹ không nên động vào nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng

14:07, Thứ năm 28/03/2019

( PHUNUTODAY ) - Khi trẻ mới sinh ra có những bộ phận rất nhạy cảm, dễ lây nhiễm bệnh. Người thân tuyệt đối không nên chạm vào.

Cuống rốn 

Cuống rốn của bé đã được cắt đứt với mẹ sau khi sinh nhưng vẫn chưa rụng hoàn toàn. Đây là bộ phận dễ nhiễm bệnh nên đòi hỏi chế độ vệ sinh thật kĩ càng. Cha mẹ không nên dùng tay để vuốt ve hoặc chạm vào mà không được khử trùng tránh nhiễm khuẩn. Hãy vệ sinh đúng cách và tránh va chạm, nó sẽ tự rụng sau khoảng 10 ngày. 

Đầu ti 

Đầu ti trẻ sơ sinh thường khá cứng giống như có gì đó ở bên trong. Nhiều bà mẹ thường dùng tay để bóp nhưng điều này là sai lầm, rất dễ gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. 

Trên thực tế, đầu ti trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi estrogen của người mẹ. Khi em bé lớn nó sẽ phát triển bình thường. Nếu cha mẹ cố tình chạm vào và bóp không chỉ gây nhiễm trùng da mà còn ảnh hưởng đến em bé. Sự phát triển của vú ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. 

Cuống rốn là nơi dễ nhiễm vi khuẩn cha mẹ không nên tự ý động chạm vào

Cuống rốn là nơi dễ nhiễm vi khuẩn cha mẹ không nên tự ý động chạm vào

Tai 

Tai thực sự là một bộ phận cơ thể khá nhạy cảm ở bé. Nhiều mẹ đã quen với việc dùng tay hoặc tăm bông để chà xát trực tiếp vào tai bé nhưng đó thực sự gây hại rất lớn. Tai trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh và ống tai tương đối hẹp. Nếu cha mẹ trực tiếp dùng tăm bông để vệ sinh tai dễ làm tổn thương đến bé. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa. 

Vì vậy, cha mẹ nên bảo vệ tai của bé khi tắm để tránh nước vào tai. Nếu có nước vào tai thì chỉ nên thấm nhẹ bằng khăn bông. Trường hợp nặng hơn cần tìm đến bác sĩ nhi khoa.

Má bé gần với mang tai và tuyến mang tai- đây là vùng có xương mềm, rất dễ gãy hoặc biến dạng. Thường xuyên hôn má của bé có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương mặt của trẻ.

Chẳng hạn như thường xuyên hôn bé có thể gây ra sự phát triển bất đối xứng giữa hàm bên phải và bên trái của bé.

Cha mẹ không nên chạm vào đầu ti của trẻ nhỏ

Cha mẹ không nên chạm vào đầu ti của trẻ nhỏ

Thóp đỉnh đầu 

Khi mới sinh, thóp là phần xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết, chia ra thành 2 phần thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ ‘biến mất’ do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.

Trên thực tế vùng thóp rất mỏng manh, nếu chạm mạnh có thể gây nhiễm trùng mô não. Mẹ nên làm sạch đầu của bé nhẹ nhàng và tránh chạm mạnh vào phần thóp để bảo vệ bé. Để vệ sinh phần thóp, mẹ có thể lau nhẹ nhàng lau bằng khăn mỏng cùng với dầu ô liu rồi lau lại bằng nước sạch.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Min Min