Tính tình của chồng
Trước khi kết hôn bạn đã biết chồng mình là người hướng nội. Nhưng bạn nghĩ "Chắc anh ấy sẽ thích đến nhà bố mẹ mình ăn tối mỗi tuần". Nhưng bạn đã lầm.
Người chồng hướng nội thường sẽ vẫn hướng nội, còn người chồng hướng ngoại thường sẽ không trở thành người thích ở trong nhà cả ngày.
Nếu tính tình của chồng bạn khiến bạn có vướng mắc, hãy thử xem anh ấy có thể thay đổi một chút hay không. Hãy đề nghị thay vì chỉ trích.
Thói quen chi tiêu của chồng
Chồng bạn là người có thể chu cấp cho gia đình. Anh ấy luôn thanh toán các hóa đơn đúng hàng. Anh ấy không bao giờ vay tiền trong thẻ tín dụng.
Nhưng anh ấy không quan tâm đến việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai, mà bạn luôn phải là người làm việc đó.
Thay vì tức giận, bạn nên chấp nhận thói quen tài chính của chồng mình và giúp bù đắp những thiếu khuyết ở chồng.
Gia đình của chồng
Một người bạn của tôi đã kết hôn gần 30 năm. Ngay từ ban đầu cô ấy và mẹ chồng đã không hòa hợp.
Chồng cô ấy là một chàng trai tốt, anh ấy biết mẹ mình khó tính và luôn bênh vực vợ.
Nhưng khi bạn tôi chuyển sang "chế độ tấn công" thì chồng cô ấy thấy khó chịu. Vì dù sao thì đó cũng là mẹ của anh ta.
Bạn có thể không thích gia đình của chồng bạn, nhưng khi bạn đã lấy chồng thì gia đình chồng chính là phần "đính kèm" không thể tách rời. Do đó bạn nên học cách chấp nhận nếu muốn hôn nhân bền vững.
Quá khứ của chồng
Ghen tuông có thể ăn mòn tình cảm giữa bạn và chồng. Nếu bạn vẫn quan tâm những chuyện tình và người yêu cũ của chồng trước khi quen bạn thì hãy nhớ rằng bạn là người mà anh ấy đã cưới.
Nếu điều đó không đủ để an ủi bạn thì bạn có thể cho chồng thấy sự yếu đuối, dễ tổn thương của mình để được chồng trấn an.
Chấp nhận sự thay đổi trong tình yêu
Hôn nhân là một mối quan hệ cam kết lâu dài, trong đó chúng ta thường mong đợi người thân yêu tiến triển theo cùng tốc độ của mình.
Chấp nhận rằng mỗi người đều phải trải qua quá trình tự hoàn thiện, cách mà hai bạn cảm nhận về nhau cũng thay đổi theo thời gian sẽ cho phép người trong cuộc học được sự kiên nhẫn và bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề. Quan trọng là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy nhớ rằng bạn vẫn yêu người ấy như ngày đầu tiên.
Tóm lại:
Học cách chấp nhận chồng bạn có thể giúp hôn nhân của bạn bền chặt hơn.
Thay vì chú ý những điểm bạn muốn chồng mình thay đổi, hãy chú ý những điểm tốt của chồng.
Nếu có điểm nào ở chồng mà bạn không thể chấp nhận được thì hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc một người bạn đáng tin cậy trước khi nói chuyện với chồng về vấn đề đó.
Hãy nói chuyện với chồng một cách tử tế dù bạn cảm thấy mình cần phải cứng rắn.
Điều cuối cùng nên nhớ là dù bạn không thể thay đổi chồng mình nhưng bạn có thể thay đổi suy nghĩ và thái độ của bạn đối với chồng.