Theo các chuyên gia y tế, dưới đây là 5 lợi ích về sức khỏe mà bạn có được nhờ hoạt động hiến máu nhân đạo:
1. Niềm vui khi cứu sống được người khác
Một cảm giác vô cùng tuyệt vời khi bạn có thể giúp bác sĩ cứu sống được người khác. Không có thứ gì có thể "thay thế hoàn hảo" cho máu người.
Lượng máu mà bạn hiến sẽ được chia thành nhiều phần theo nhu cầu của từng bệnh nhân. Mỗi phần được sử dụng cho các bệnh nhân khác nhau với những mục đích khác nhau.
Nhiều em bé sơ sinh chỉ cần một lượng máu rất nhỏ từ người hiến máu cũng có thể được cứu sống. Với mỗi lần hiến máu, bạn có thể cứu sống 3 hoặc 4 bệnh nhân. Vì vậy, hãy hiến máu để có thể trở thành một người hùng.
2. Kiểm tra sức khỏe miễn phí
Bạn chỉ có thể hiến máu khi cơ thể đủ khỏe mạnh mà thôi. Trước mỗi lần hiến máu, bạn sẽ phải trải qua một loạt các hoạt động kiểm tra sức khỏe, đặc biệt các hoạt động kiểm tra sức khỏe này hoàn toàn miễn phí. Đó là một lợi ích dành cho bạn.
Ví dụ, bạn có thể biết được những điều bất thường về huyết áp của mình. Điều này giúp bạn phát hiện kịp thời những chứng bệnh nguy hiểm không gây đau đớn trước khi bùng phát và bộc lộ những vấn đề về sức khỏe.
Hơn nữa, sau khi hiến máu, máu và sản phẩm từ máu mà bạn đã hiến tặng sẽ được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể yêu cầu nhận thông báo nếu phát hiện ra bất cứ điều bất thường nào trong quá trình kiểm tra.
Do đó, hiến máu thường xuyên chính là một hình thức kiểm tra sức khỏe miễn phí, giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hiến máu thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng sắt trong cơ thể, đặc biệt là ở nam giới. Điều này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặc dù sắt là yếu tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động tốt, nhưng việc thừa chất sắt có thể dẫn đến việc mất cân bằng ôxy hóa quá mức. Việc mất cân bằng ôxy hóa quá mức có thể chính là thủ phạm gây gia tăng các vấn đề lão hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
4. Đốt cháy lượng calo
Mỗi lần hiến máu sẽ tiêu tốn 650 Kcal. Điều này giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.
5. Giảm nguy cơ ung thư
Nồng độ sắt cao có thể dễ dẫn đến ung thư. Về mặt lý thuyết, việc hiến máu thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư. Mặc dù lý thuyết này vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra những bằng chứng cụ thể nhưng quan niệm cho rằng hiến máu sẽ dẫn đến ung thư đã hoàn toàn bị bác bỏ.