Không làm khó bản thân
Phật gia luôn dạy những khổ nạn của con người đều bắt nguồn từ tham, sân, si. Chính vì thế mà muốn hạnh phúc thì chúng ta nên buông bỏ bớt đi ham muốn của bản thân mình, chấp nhận sự bất toàn của một tất yếu của con người. Đừng lúc nào yêu cầu bản thân mình phải hoàn hảo.
Đừng vì ràng buộc bởi những áp lực bên ngoài. Hãy làm những gì mà bạn mơ ước, đi đến nơi mà bạn muốn đi, đừng cứ mãi đấu tranh với chính mình, đừng tự làm khó bản thân. Vật chất có thể khiến người ta hạnh phúc nhất thời, còn hạnh phúc vĩnh cửu lại đến từ sự thỏa mãn tinh thần ở sâu thẳm nội tâm.
Trân trọng mọi điều
Người hạnh phúc nhất không phải là người có được tất cả mọi thứ mà là người biết cách trân trọng tất cả những gì mà mìn gặp trong cuộc đời. Mỗi người đến bên chúng ta là duyên phận. Những gì ở bên cạnh ta cũng là những thứ có giá trị nhất. Hãy chăm sóc và coi trọng mọi người xung quanh bạn.
Để ý tới cảm xúc của người khác
Chúng ta vẫn thường chỉ để ý đến nhu cầu của bản thân mình. Nếu như cảm thấy một câu nói, hành động nào đó sẽ làm tổn thương đến chúng ta thì nên hiểu rằng chúng ta cũng có thể làm tổn thương đến người khác. Vì vậy, cần học cách suy nghĩ cho người khác, quan tâm tới cảm xúc của người khác. Khi mỗi người chúng ta đều học cách để ý đến cảm xúc của nhau, như vậy cuộc sống sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Thường xuyên cầu chúc cho người khác
Khi một người quá yêu bản thân mình, lúc nào nghĩ đến bản thân thì người đó càng cô đơn. Chỉ khi yêu thương người khác, người ấy mới có thể cảm nhận được niềm vui vĩnh cữu. Thế nên, đừng quá ích kỷ, hãy biết cảm ơn và chúc phúc cho những người xung quanh mình.
Không quá bận tâm đến vẻ ngoài
Một số người không vui, không hạnh phúc khi có vẻ ngoài không như ý. Nhưng sự thật thì những vẻ đẹp bên ngoài chỉ mang đến cho chúng ta cảm nhận cái đẹp qua thị giác mà thôi. Dung mạo, sự giàu có rồi cũng sẽ phai nhạt dần.